-
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Xanh SM cam kết dịch vụ "5 xanh tốt", không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng -
VinFast trở thành thương hiệu ô tô chiếm thị phần số 1 Việt Nam năm 2024 -
BYD triển khai chương trình ngày hội chăm sóc xe với nhiều ưu đãi hấp dẫn -
Hyundai Thành Công xuất khẩu xe Palisade sang Thái Lan
Tại họp báo thường kỳ, lãnh đạo Bộ Công thương cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu không có sự hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp có thể không giữ ổn định được sản xuất. |
Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết, lượng xe bán ra thị trường từ đầu năm đến nay đã suy giảm mạnh.
Các doanh nghiệp ô tô đang phải đối mặt với tình trạng tồn kho tăng cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn, lãi suất tăng cao, tỷ giá, lạm phát, nhu cầu yếu...
Thời gian qua Bộ Công thương đã phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất ô tô, các hiệp hội như VAMA, các tỉnh có nhà máy sản xuất ô tô để báo cáo Chính phủ xem xét đề nghị giảm lệ phí trước bạ với ô tô; gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cũng như thuế giá trị gia tăng. Hiện Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xem xét kiến nghị của Bộ Công thương.
"Quan điểm Bộ Công thương là ủng hộ giảm phí trước bạ 50%. Trong đó, Bộ đề xuất giảm phí trước bạ trong năm 2023", ông Thành nói.
Đại diện Cục Công nghiệp cho hay, đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để thảo luận về chính sách này vì sự giảm sút của ngành ô tô là rất rõ rệt.
Nói thêm về khó khăn của sản xuất, tiêu thụ ô tô, Thứ trưởng Bộ Công thương, Đỗ Thắng Hải cho rằng trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, có doanh nghiệp đứng trước sự sống còn. Nếu không có sự hỗ trợ thì nhiều doanh nghiệp có thể không giữ ổn định được sản xuất.
Trước ý kiến cho rằng, trong bối cảnh ngân sách đang gặp nhiều khó khăn về nguồn thu, việc giảm lệ phí trước bạ có thể làm giảm thu ngân sách, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, thực tế việc giảm lệ phí trước bạ những năm qua cho thấy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không những giữ vững mà còn phát triển, góp phần tăng doanh số bán xe, giúp thu ngân sách tăng lên qua các loại thuế khác.
Thực tế, việc ban hành chính sách giảm 50% phí trước bạ trong lần đầu tiên, theo Bộ Tài chính, thu ngân sách không những giảm mà còn tăng hơn 2.000 tỷ đồng, do đó trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Công thương tiếp tục ủng hộ việc này.
Số liệu thống kê về sản xuất công nghiệp, thương mại của Bộ Công thương cho thấy, 4 tháng đầu năm, sản xuất ô tô giảm 19,3% so với cùng kỳ 2022.
Dữ liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (Vama) ghi nhận, tháng 4/2023, doanh số bán xe toàn thị trường Việt Nam chỉ đạt 22.409 xe, tương ứng giảm 25% và 47% so với tháng 3/2023 và cùng kỳ năm ngoái.
Hãng xe Hyundai cũng không thoát khỏi cảnh bán hàng giảm theo tình hình chung. Tổng số xe Hyundai bán ra tháng 4/2023 đạt 4.592 chiếc, trong khi tháng 3/2023 bán được 5.773 chiếc. Nếu tính cả chuỗi từ tháng 11/2022 tới nay, doanh số bán xe của Hyundai giảm mạnh
Thực tế, đà sụt giảm tiêu thụ ô tô đã thấy rõ từ cuối năm ngoái. Trong bối cảnh đó, Vama, một số hiệp hội và các địa phương có nhà máy sản xuất ô tô lớn đã kiến nghị tới Chính phủ và các bộ ngành tháo gỡ khó khăn cho ngành ô tô, trên cơ sở tiếp tục gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm phí trước bạ với xe sản xuất, lắp ráp trong nước và các chính sách trên cần sớm được ban hành.
Trước đó, cuối tháng 4/2023, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, nếu nhiều lý do như lo ngại cân đối ngân sách của nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế… Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị chưa thực hiện giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ với ô tô trong nước. Cùng đó, Bộ này cũng trình 2 phương án để Thủ tướng quyết định.
Trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thực hiện chính sách giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc một trong hai phương án.
Phương án 1: Giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Phương án này có thể làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 8.000 - 9.000 tỷ đồng (thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2022, số giảm thu do đã điều chỉnh chính sách là 8.727 tỷ đồng).
Phương án 2: Giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với cả ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu. Phương án này làm giảm thu ngân sách Nhà nước.
-
Quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp -
Dàn xe BYD đồng hành cùng giải chạy Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long -
Triệu hồi để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp cho xe CR-V e:HEV RS -
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Volvo EC40 thuần điện chính thức bán tại Việt Nam -
Ford bị phạt hơn 160 triệu USD vì trì hoãn triệu hồi xe
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024