-
Tân Ý và VDBC hợp tác phát triển thương mại robot cạo mủ cao su -
WB: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn các thị trường khác -
[Emagazine] Agribank - điểm tựa để khách hàng phục hồi sau bão lũ -
Thừa Thiên Huế: Thành lập mới doanh nghiệp không mất chi phí -
Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư -
Sau 30 năm phát triển, giá trị tổng tài sản của TKV tăng hơn 67 lần
Đây là khuyến nghị của ông Trần Quý, Viện trưởng Viện phát triển kinh tế số Việt Nam tại hội thảo chuyển đổi số - hướng đi tất yếu của doanh nghiệp được tổ chức ngày 30/7 tại Bình Dương. Hội thảo do Hội doanh nhân trẻ tỉnh Bình Dương tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp SME trên địa bàn Bình Dương tiếp cận với các nền tảng chuyển đổi số.
Ông Võ Sơn Điền, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Lê Quân |
Tại hội thảo, ông Võ Sơn Điền, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương cho biết, chuyển đổi số là hướng đi tất yếu không thể nào thay đổi, nếu không chuyển đổi số doanh nghiệp sẽ bị đào thải khỏi hệ sinh thái này. Ông cho rằng hiện nay các gói chuyển đổi số rất phong phú, với chi phí nhỏ doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận chuyển đổi số. Quan trọng là cách làm như thế nào cho phù hợp với doanh nghiệp, chứ không thể chuyển đổi hoàn toàn giống như choàng một chiếc áo quá rộng vào người.
“Tôi chắc chắc một điều rằng chuyển đổi số sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi chuyển đổi số doanh nghiệp sẽ quản trị hiệu quả hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh hơn, giải phóng được thời gian cho người đứng đầu, các phòng ban làm việc bài bản hơn, nâng cao sự cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn” ông Điền nhấn mạnh.
Tại hội thảo nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến chuyển đổi số như chuyển đổi số phải đầu tư những gì, bao nhiêu tiền, khi nào hoàn vốn, khi làm doanh nghiệp bắt đầu từ đâu, bằng cách nào…
Trả lời vấn đề doanh nghiệp đang gặp vướng mắc, ông Trần Quý, Viện trưởng Viện phát triển kinh tế số Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp thường cho rằng chuyển đổi số là bắt đầu từ đầu tư công nghệ nhưng không hẳn là vậy, mà chuyển đổi số ở đây là phải thay đổi tư duy từ lãnh đạo đến toàn bộ nhân viên bắt buộc tham gia xu thế không thể đảo ngược.
Ông Quý dẫn số liệu khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) với hơn 400 doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2020 thì có đến 55,6% doanh nghiệp cho biết chi phí ứng dụng công nghệ số cao, tiếp đến là thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số chiếm 38,9%; sợ rò rỉ dữ liệu của doanh nghiệp chiếm 33,9%...
Từ số liệu khảo sát cho thấy, vấn đề lớn nhất với doanh nghiệp SME khi chuyển đổi số là chi phí lớn. Do vậy, ông Trần Quý khuyến nghị, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chuyển đổi từ những vấn đề nhỏ nhất chứ không cần to tát. Ví dụ như thay thế các kiểu mô hình kinh doanh truyền thống, tạo ra các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng số, thay đổi phương thức làm việc email, zalo, giấy tờ … bằng phần mềm quản trị.
“Thay đổi thói quen là khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số. Dù chưa có thống kê doanh nghiệp sẽ chết nếu không chuyển đổi số nhưng số liệu thống kê cho thấy doanh nghiệp khởi nghiệp sử dụng công nghệ số để vận hành đã giúp tăng doanh thu đến 34%” ông Quý nhấn mạnh.
Viện trưởng Viện phát triển kinh tế số Việt Nam cho rằng, đây là thời cơ vàng để chuyển đổi số vì hiện tại chuyển đổi số đang nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ và các hiệp hội trong nước. Bên cạnh đó, các giải pháp nền tảng chuyển đổi số hiện tại rất đa dạng, phong phú, doanh nghiệp nhỏ và vừa linh động, dễ thích ứng hơn các doanh nghiệp lớn. Nếu doanh nghiệp không chớp cơ hội thì thời cơ sẽ chuyển sang doanh nghiệp khác, khi đó doanh nghiệp sẽ tụt hậu phía sau hoặc phá sản.
VNPT Bình Dương ký kết biên bản ghi nhớ đồng hành chuyển đổi số với các doanh nghiệp - Ảnh: Lê Quân |
Để hỗ trợ doanh nghiệp SME, trong khuôn khổ hội thảo đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ cam kết đồng hành về chuyển đổi số của VNPT Bình Dương với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo biên bản ghi nhớ, VNPT Bình Dương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nền tảng chuyển đổi số như chữ ký số; giao dịch điện tử, quét mã thanh toán không dùng tiền mặt…
-
Thừa Thiên Huế: Thành lập mới doanh nghiệp không mất chi phí -
Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại -
Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư -
Sau 30 năm phát triển, giá trị tổng tài sản của TKV tăng hơn 67 lần -
Doanh nghiệp, doanh nhân Thái Bình: Lực lượng nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thăm nhà máy ô tô đầu tiên của Quảng Ninh -
Công bố gói hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho 5.100 doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá