-
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC -
Coteccons vinh dự đón nhận danh hiệu "VNR Top 50 Vietnam The Best" bảy lần liên tiếp -
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
Thách thức của doanh nghiệp Hà Nội trong thời hiện thực mới
Vừa qua, công ty tư vấn nhân sự Talentnet đã tổ chức hội thảo trực tuyến (Webminar) với chủ đề “Quản trị nguồn lực giữa hiện thực mới”. Tại đây, khách mời đã đưa ra các phân tích, nhận định, cập nhật thông tin về nền kinh tế và thị trường lao động Việt Nam, trong đó có những thông tin đáng chú ý về khu vực Hà Nội, một trong những hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Theo báo cáo của Cục thống kê Hà Nội, nếu tình hình dịch COVID-19 được khống chế, 32,8% doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo dự kiến tình hình sản xuất, kinh doanh trong quý III/2021 sẽ tốt hơn so với quý II/2021. 40,1% doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.
Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp tại Hà Nội được dự đoán sẽ ổ định hơn trong quý III/2021 |
Để có thể nằm trong nhóm “sống tốt” giữa hiện thực mới, theo các chuyên gia, doanh nghiệp nội địa cần nhận diện đúng một số thách thức nhất định, có thể kể đến như:
Hạn chế về nguồn lực do đội ngũ lao động chưa kịp bắt nhịp với tốc độ thay đổi chóng mặt kể từ khi khái niệm chuyển đổi số xuất hiện. Việc chuyển giao từ kinh doanh trực tiếp đến thương mại điện tử, yêu cầu tích hợp công nghệ trong cách thức vận hành… đòi hỏi lực lượng lao động phải có nhiều kỹ năng hơn, chuyên môn sâu hơn và giỏi thích ứng. Trong khi đó, nguồn lực nội địa bị giới hạn trình độ đáng kể.
Quản lý hiệu suất nhân viên gặp nhiều khó khăn khi có sự thay đổi đột ngột về cách thức làm việc: từ trực tiếp chuyển sang làm việc từ xa. Điều này bắt nguồn từ cơ cấu doanh nghiệp truyền thống chưa đủ linh động để thay đổi tùy biến theo những tình huống ngoài dự kiến như dịch bệnh, thiên tai.
Nền tảng chưa sẵn sàng cho phương thức làm việc và quản lý từ xa, doanh nghiệp chỉ còn cách nương nhờ vào chuyển đổi số để giao tiếp và kết nối. Đây là một bài toán khó bởi để vận hành trơn tru với một hệ thống quản lý trực tuyến phù hợp, doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ IT chuyên nghiệp.
Màn lội ngược dòng của doanh nghiệp nội địa
Hoạt động trên thị trường nhân sự Việt Nam trong hơn 20 năm, đồng thời lãnh đạo Talentnet - Công ty tư vấn nhân sự hàng đầu tại Việt Nam, bà Tiêu Yến Trinh cùng các vị khách mời trong buổi hội thảo đã đưa ra bốn chiến lược để các doanh nghiệp “lật ngược thế cờ” trong giai đoạn khó khăn:
Vận hành doanh nghiệp linh hoạt với mô hình tế bào: Nếu tiếp tục vận hành theo cơ cấu truyền thống, doanh nghiệp sẽ bị giới hạn lượng công việc và khó theo kịp sự thay đổi chóng mặt của thị trường. Để linh hoạt ứng biến, doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình tế bào với lãnh đạo làm “nhân” (trung tâm) và tập thể nhân viên trở thành các “tế bào” (nhân tố) xung quanh. Tùy từng dự án, người lãnh đạo sẽ bố trí nhân sự vào từng nhóm phù hợp với kỹ năng hiện có của nhân viên. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực, trong khi nhân viên cũng được phát huy tiềm năng, đa dạng hóa trải nghiệm nhờ nhận lãnh các vai trò khác nhau thuộc nhiều dự án.
Đề cao tính minh bạch, đồng nhất trong giao tiếp. Làm được điều này, nội bộ mới có thể cạnh tranh công bằng, hạn chế gút mắc, cũng như khi có tình huống cấp bách, nhân viên có thể linh hoạt xử lý dựa trên sự thấu hiểu tường tận kế hoạch kinh doanh. Đây cũng là then chốt để "work form home" thành công khi doanh nghiệp không phải bận lòng quản lý hiệu suất nhân viên mà có thể dồn toàn lực xây dựng các chiến lược phát triển.
Duy trì giao tiếp, quản lý từ xa bỗng trở thành nút thắt “khó gỡ” khi phải thay đổi quá nhanh |
“Vượt vũ môn” nhờ vào sự linh hoạt trong tuyển dụng nhân sự: Trong bối cảnh hiện thực mới, bộ phận nhân sự cần tỉnh táo lựa chọn và mở rộng các giải pháp tuyển dụng phù hợp. Ngoài tuyển dụng nhân viên chính thức, hiện nay có nhiều giải pháp khác như thuê chuyên gia làm việc tự do (freelancer), nhân viên bán thời gian, tuyển thực tập sinh…
Nếu chưa có lộ trình và ngân sách để xây dựng “hệ sinh thái” người lao động đa dạng, doanh nghiệp có thể cân nhắc thêm giải pháp sử dụng đơn vị thứ ba để “mượn” lao động ngoài xã hội, tư vấn lộ trình tuyển dụng, hoặc “gỡ rối” các chiến lược chuyên sâu.
“Trong bối cảnh hiện nay, khi con người trở thành ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp, bài toán nhân sự càng phải được xây dựng chuẩn chỉnh với ngân sách tối ưu. Đây cũng là một trong những tiêu chí của các giải pháp tư vấn nhân sự mà những đơn vị tư vấn như Talentnet cần đảm bảo khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Lẽ đương nhiên, một giải pháp nhân sự hiệu quả cần đảm bảo phục vụ tốt cho chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển của công ty cũng như năng suất, sự hài lòng của người lao động. Điều này cũng sẽ tạo “lá chắn” ít nhiều cho một doanh nghiệp trước những biến động của thị trường”, bà Tiêu Yến Trinh khẳng định.
Giữ chân hiền tài với phương thức “tam giác ba bậc”, lấy nhân sự làm trọng tâm là gợi ý cuối cùng đến từ các chuyên gia trong buổi hội thảo. Theo mô hình tháp này, tầng đáy là lương thưởng cạnh tranh - mối quan tâm phổ biến của người lao động. Tầng giữa đề cao những trải nghiệm khác biệt như thời gian làm việc linh động, được sếp quan tâm thấu hiểu. Tầng cao nhất trong mô hình chính là tính độc đáo của doanh nghiệp thể hiện qua giá trị đóng góp cho xã hội. Bằng cách ứng dụng “tam giác ba bậc” trong chính sách nhân sự, doanh nghiệp có thể hun đúc lòng trung thành và nhiệt huyết cống hiến hết mình của đội ngũ hiền tài.
Tóm lại, trước hiện thực mới, luôn có những “cửa sinh” để doanh nghiệp thoát thân và duy trì đà phát triển. Một trong số đó chính là những chiến lược nhân sự phù hợp và sắc bén – “mái chèo” đắc lực giúp doanh nghiệp lội ngược dòng khủng hoảng.
-
Năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 7,1% -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC -
Coteccons vinh dự đón nhận danh hiệu "VNR Top 50 Vietnam The Best" bảy lần liên tiếp -
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Bước chuyển mình mạnh mẽ của SMC: Tái định vị thương hiệu, vươn tầm quốc tế -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Làm rõ phản ánh "Vicem lỗ thêm nghìn tỷ" -
TKV lên kế hoạch tiêu thụ 50 triệu tấn than
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả