-
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc -
Bách Hoá Xanh lên tiếng vụ bán giá đỗ "ngậm" hoá chất ở Đắk Lắk -
Vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn nhiều -
Rộn ràng sắc Xuân với phiên chợ nông sản đặc biệt -
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024 -
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ sang Israel năm 2023 tăng 37% so với năm trước đó, đạt hơn 50 triệu USD. Ngày 25/7/2023, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) được ký kết tạo rất nhiều thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản, trong đó có cá ngừ sang thị trường này.
Doanh nghiệp lo đơn hàng sụt giảm khi căng thẳng Israel - Iran leo thang. |
Bước sang năm 2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng cao liên tục kể từ đầu năm. Tuy nhiên trong 3 tháng trở lại đây, xuất khẩu sang Israel đã có dấu hiệu không ổn định, với sự sụt giảm 31% trong tháng 7, tháng 8 đã tăng trở lại nhưng không cao, chỉ tăng 20% so với cùng kỳ.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), trong những năm gần đây, Israel luôn là thị trường xuất khẩu cá ngừ hàng đầu của Việt Nam sau Mỹ và EU. Có thể nói thị trường Israel là một thị trường xuất khẩu cá ngừ tiềm năng của ngành cá ngừ Việt Nam. Mặc dù Trung Đông lâu nay luôn xảy ra nhiều cuộc xung đột nhưng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này vẫn tăng.
“Với cuộc tấn công mới đây của Iran đối với Israel, hiện chưa có doanh nghiệp cá ngừ nào báo cáo bị ảnh hưởng. Nhưng trong tương lai, xuất khẩu sang thị trường này ít nhiều sẽ biến động”, đại diện VASEP chia sẻ.
Ngoài ra, Trung Đông là khu vực trung tâm của 3 châu lục: Châu Á, châu Âu, châu Phi. Do đó nếu xung đột xảy ra có thể gây tắc nghẽn vận tải biển, trong đó có vịnh Aden là tuyến đường ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á. Trao đổi thương mại quốc tế qua tuyến đường chiến lược này chiếm tới 12-13% tổng thương mại thế giới, thủy sản Việt Nam xuất khẩu cũng đi qua vịnh này, qua Biển Đỏ.
Theo các doanh nghiệp, năm nay cá ngừ nguyên liệu đánh bắt trong nước khó thu mua hơn các năm vì quy định vướng kích thước tối thiểu của cá ngừ vằn được phép đánh bắt, doanh nghiệp phải tăng cường nhập khẩu.
Trong khi đó, giá cá ngừ nhập khẩu cao hơn vì gánh thêm chi phí vận chuyển, tài chính… chưa kể, doanh nghiệp vừa trải qua một thời gian khó khăn, xuất khẩu sụt giảm nên chỉ trong chờ vào dịp lễ cuối năm. Tuy nhiên, nếu tắc nghẽn thị trường Israel, hàng tồn kho sẽ tăng cao, vốn lưu chuyển chậm sẽ khiến doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong cuối năm nay.
-
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu dệt may -
Rộn ràng sắc Xuân với phiên chợ nông sản đặc biệt -
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024 -
Sản phẩm nông nghiệp cần “độc, lạ” để cạnh tranh bền vững -
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng -
Đề xuất 4 chính sách phát triển thương hiệu nông sản Việt -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion