Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 18 tháng 04 năm 2024,
Doanh nghiệp Việt Nam đi nhanh nhờ chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội
Khánh An - 20/11/2015 17:11
 
Doanh nghiệp Việt có thể thành hình mẫu trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhờ chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR).
.
Doanh nghiệp Việt có thể thể hiện tầm ảnh hưởng của mình thông qua trách nhiệm với xã hội, cộng đồng

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đứng trước cơ hội có một không hai để dẫn đầu trong việc giải quyết vấn nạn lớn mang tính khu vực và toàn cầu này thông qua lồng ghép trách nhiệm xã hội vào hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động bảo vệ động thực vật hoang dã.

Bà Madelon Willemsen, Trưởng đại diện TRAFFIC tại Việt Nam tranh thủ diễn đàn của Hội thảo “Quản trị đổi mới và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp” để nhắc tới vấn đề đang được coi là điểm nóng tại khu vực Đông Nam Á.

Bà Madelon Willemsen lý giải, trong một thế giới đầy tính tương tác như hiện nay, một trong những chuẩn mực quốc tế quan trọng nhất là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), hay việc lồng ghép các vấn đề môi trường và xã hội vào hoạt động của doanh nghiệp.

Khi AEC thành lập, mà Việt Nam là một thành viên, hay khi TPP có hiệu lực, dự kiến vào năm 2018, để cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi rất lớn trong quản trị và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.

“Trong hội nhập kinh tế quốc tế, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế hiện là một yếu tố quan trọng thể hiện năng lực. Điều này cũng thể hiện tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp, doanh nhân Việt trong cộng đồng. Đó là chưa kể doanh nghiệp có thể biến những ảnh hưởng của mình thành ảnh hưởng mang tính tích cực”, bà Madelon Willemsen khuyến nghị.

Bà này cũng tin rằng, 200 đại biểu từ các doanh nghiệp, vườn ươm, quỹ khởi nghiệp, hiệp hội, đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp tham dự Hội thảo chắc chắn sẽ là những người tiên phong trong việc lồng ghép trách nhiệm xã hội vào hoạt động của doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, các chuyên gia của VCCI về CSR cũng nhấn mạnh rằng, đây là thách thức mới và đòi hỏi những tiêu chuẩn cao hơn mà doanh nghiệp Việt Nam thực sự sẽ phải để tâm. Có thể nguồn lực mà doanh nghiệp phải bỏ ra sẽ lớn hơn, nhưng theo như ông Uday Thakkar, Giám đốc điều hành doanh nghiệp xã hội từ Vương quốc Anh, xây dựng CSR để giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội trong khu vực giúp doanh nghiệp thu hút thêm những khách hàng và nhà đầu tư mong muốn ủng hộ cho các thương hiệu có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

“Đây đang là xu thế của thế giới", ông Uday Thakkar nói và nhấn mạnh rằng, nếu chủ động thực hiện, doanh nghiệp Việt Nam có thể thành hình mẫu trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhờ chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội.

Hội thảo “Quản trị đổi mới và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã (TRAFFIC), Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank), Hội đồng Anh phối hợp tổ chức trong Tuần lễ Ý chí kinh doanh toàn cầu (GEW).

Tuần lễ ý chí kinh doanh toàn cầu đang diễn ra từ ngày 16 - 22/11 tại 160 quốc gia với 10 triệu lượt người tham gia, triển khai khoảng 30.000 sự kiện và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều nguyên thủ quốc gia. VCCI là tổ chức đầu mối đại diện cho Việt Nam, quốc gia thứ 131 tham gia các hoạt động của GEW 2015.

Cộng đồng ASEAN - Sự khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới
Kể từ khi thành lập cách đây gần 50 năm, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành nhân tố hàng đầu thúc đẩy đối thoại và hợp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư