
-
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng quý II/2025
-
Hải Phòng đứng đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX 2024)
-
Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương
-
Tổ chức khởi công, khánh thành đồng loạt công trình lớn chào mừng 50 năm thống nhất
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13% -
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt
![]() |
Nguồn: AFP |
Trong quá trình đó, các thể chế hợp tác của ASEAN từng bước được hoàn thiện và phát triển, và việc xây dựng cũng như hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 được đánh giá sẽ là thành tựu nổi bật nhất.
Được thành lập từ năm 1967 tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) với 5 thành viên sáng lập ban đầu, đến nay ASEAN đã lớn mạnh về nhiều mặt với sự góp mặt của 10 quốc gia thành viên gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Ý tưởng về một Cộng đồng ASEAN xuất phát từ thực tế hiệp hội đứng trước những cơ hội phát triển mới nhưng cũng phải đối phó với những thách thức không nhỏ. Đó là hàng loạt thách thức an ninh phi truyền thống như xung đột tôn giáo sắc tộc, buôn bán ma túy, buôn lậu vũ khí và tội phạm có tổ chức xuyên biên giới; vấn đề lãnh thổ-lãnh hải… đã khiến cho môi trường an ninh khu vực trở nên rất phức tạp.
Về phương diện kinh tế, nguy cơ bùng phát khủng hoảng ngày càng hiện hữu, trong khi tiến trình hội nhập kinh tế khu vực được chính thức khởi động từ đầu năm 1993 chưa mang lại kết quả mong đợi.
Nếu tình hình không được cải thiện, ASEAN có thể bị tụt hậu về kinh tế và mất vai trò chính trị trong khu vực. Nhận thức được điều đó, ngay từ khi mới bước vào thế kỷ 21, cựu Tổng thống Philippines Gloria Arroyo đã khẳng định trong một thế giới bất ổn về an ninh và biến động liên tục về kinh tế, từng nước riêng rẽ tại Đông Nam Á sẽ không thể có hoà bình và phát triển thịnh vượng nếu không cùng sát cánh bên nhau, chia sẻ các mối quan tâm chung, tin tưởng lẫn nhau và ngày càng nói chung một tiếng nói trên các diễn đàn của thế giới.
Nhận thức trên của cựu Tổng thống Philippines đã nhận được sự chia sẻ của lãnh đạo các nước thành viên khác của ASEAN.
Vào tháng 12/1997, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN, lãnh đạo các nước thành viên đã thông qua văn kiện quan trọng “Tầm nhìn ASEAN 2020,” với mục tiêu chính là đưa hiệp hội trở thành “một nhóm các dân tộc Đông Nam Á hài hòa, gắn bó.”
Để triển khai “Tầm nhìn ASEAN 2020,” Hội nghị Cấp cao ASEAN 6, diễn ra tại Hà Nội vào tháng 12/1998, đã thông qua “Chương trình Hành động Hà Nội” (viết tắt là HPA) cho giai đoạn 1999-2004, trong đó đề ra các biện pháp và hoạt động cụ thể để thúc đẩy hợp tác ASEAN trên các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và quan hệ đối ngoại.
Tới tháng 10/2003, lãnh đạo các nước ASEAN đã ký “Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II,” nhất trí đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính gồm Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC); đồng thời khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi trong khu vực.
Để triển khai và kế tục “Chương trình Hành động Hà Nội,” ASEAN đã đề ra “Chương trình Hành động Vientiane” (VAP) cho giai đoạn 2004-2010 và các kế hoạch hành động để xây dựng ba trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN.
Một nội dung quan trọng của chương trình này là thực hiện “Sáng kiến Liên kết ASEAN” (IAI) nhằm giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN để đẩy mạnh các kế hoạch hành động và các dự án cụ thể.
Nhằm kịp thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở những thành tựu của ASEAN, nhất là kết quả thực hiện VAP, vào tháng 1/2007, lãnh đạo các nước ASEAN đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, nhất trí mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, thay vì vào năm 2020 như thỏa thuận trước đây.
ASEAN đã khẩn trương xúc tiến xây dựng các kế hoạch tổng thể để xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa–Xã hội (ASCC), trong đó đề ra mục tiêu và thời hạn hoàn thành từng mục tiêu cụ thể.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 13 vào tháng 11/2007, lãnh đạo các nước đã ký Hiến chương ASEAN nhằm tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho gia tăng liên kết khu vực, trước mắt là hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Hiến chương ASEAN đã chính thức có hiệu lực ngày 15/12/2008. Sau đó, Hội nghị Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009) đã thông qua Tuyên bố về Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo 3 kế hoạch tổng thể nhằm xây dựng 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch thực hiện IAI giai đoạn 2 (2008-2015).
Đây là một văn kiện quan trọng đóng vai trò kim chỉ nam cho giai đoạn tiếp theo để tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN trong năm 2015.
Xây dựng Cộng đồng ASEAN là một giai đoạn của tiến trình phát triển, do đó, mốc 31/12/2015 khi Cộng đồng ASEAN hình thành theo dự kiến không phải là đích cuối cùng của sự liên kết ASEAN, mà là sự khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới của hiệp hội.
Trên cơ sở nhận thức chung này, các quốc gia thành viên ASEAN đã nhất trí xây dựng nội dung Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN sau năm 2015 (giai đoạn 2016-2025) và việc xây dựng này, kế thừa kết quả triển khai lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN giai đoạn 2009-2015, đồng thời tăng cường các hoạt động kết nối ASEAN và khu vực lên mức cao hơn.
Hiện nay, ASEAN đã thành lập Nhóm Đặc trách cao cấp, bao gồm đại diện của 10 nước thành viên và đã tiến hành thương lượng với quyết tâm hoàn tất nội dung Dự thảo Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN sau năm 2015 trước cuối năm nay để trình Hội nghị Cấp cao ASEAN 27, dự kiến diễn ra trong tháng 11 này.

-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13% -
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt -
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã -
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu -
Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên -
Đại sứ Marc Knapper: Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược với Hoa Kỳ -
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển