-
Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn -
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng -
Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Quảng Ninh: Gặp mặt doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp đưa hoạt động kinh tế - xã hội ổn định -
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó tổng thư ký VCCI (ngoài cùng, bên phải) tại cuộc họp Nhóm Công tác về tham nhũng và minh bạch |
Thưa ông, tham gia cuộc họp Nhóm công tác về Chống tham nhũng và minh bạch – một trong những sự kiện đầu tiên của Hội nghị quan chức cao cấp lần thứ nhất (SOM1) của năm APEC Việt Nam 2017 với tư cách đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam, ông đã đề cập đến các vấn đề gì?
VCCI đã tham gia hoạt động của nhóm công tác về chống tham nhũng và minh bạch, hội thảo về thúc đẩy sự cam kết xã hội trong chống tham nhũng.
Tại hội thảo này, các vấn đề trách nhiệm của nhà nước trong việc thúc đẩy sự tham gia của xã hội, các tổ chức xã hội dân sự, người dân và doanh nghiệp trong phòng, chống tham nhũng đã được đưa ra bàn thảo sôi nổi.
Đặc biệt, vai trò của doanh nghiệp trong công tác phòng chống tham nhũng được nhấn mạnh, bên cạnh sự tham gia của các bên liên quan. Cũng có nghĩa là trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp trong nỗ lực chung cải thiện môi trường kinh doanh.
Với tư cách đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi đã gửi khuyến nghị tới các chính phủ và cho chính doanh nghiệp về nội dung làm thế nào doanh nghiệp thực sự trở thành một phần của giải pháp trong công cuộc chống tham nhũng, chứ không phải doanh nghiệp là một phần của vấn đề.
Cụ thể, đó là những khuyến nghị gì, thưa ông?
Một là, chính phủ các nền kinh tế cần tạo ra cơ chế để doanh nghiệp không cảm thấy đơn độc trên con đường kinh doanh, làm giàu cho mình và cho đất nước.
Hai là, thiết lập thêm diễn đàn mở, cơ chế tiếp nhận thông tin minh bạch, cởi mở để doanh nghiệp được tiếp cận nhiều hơn với cơ quan nhà nước, để từ đó có câu trả lời cho những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải.
Chúng tôi cũng giới thiệu những công việc mà VCCI đang làm để thúc đẩy liêm chính trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó thúc đẩy sự cam kết xã hội trong chống tham nhũng.
Như bộ công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phòng ngừa tham nhũng. Hiện số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 98% trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đây lại là khu vực dễ bị tác động bởi tham nhũng. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa thường không có đội ngũ cán bộ tuân thủ giám sát nhân viên hay cán bộ kiểm toán nội bộ kiểm tra từng giao dịch.
Do vậy, bộ công cụ này sẽ là cẩm nang hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ và vừa tự phòng ngừa tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp, thông qua các tiêu chuẩn tuân thủ tốt nhất.
Quan điểm của chúng tôi là, khi doanh nghiệp nhận thức được rằng, phòng ngừa tham nhũng chính là đạo đức kinh doanh, thì các tiêu chuẩn tuân thủ tốt sẽ trở thành một phần của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên thực tế, việc thực hiện bộ công cụ này ở doanh nghiệp Việt Nam không phải dễ dàng, thưa ông?
Trong thời gian tới, VCCI sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có việc xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính và các yêu cầu về tuân thủ đã được đề cập. Chúng tôi kỳ vọng, sẽ thu thập thêm ý kiến doanh nghiệp để hoàn thiện và đưa nội dung của các công cụ này vào Luật Chống tham nhũng (sửa đổi) và trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới.
Việc tạo ra một một cam kết mạnh mẽ về liên minh liêm chính trong doanh nghiệp, để từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp chia sể, áp dụng những thông lệ tốt nhất, sáng kiến tốt nhất trong việcg hợp tác chặt chẽ với chính phủ để phòng, ngừa tham nhũng trong các giao dịch kinh doanh chính là một trong những cách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trước cộng đồng kinh doanh thế giới.
Tới đây, ngày 3/3 tới VCCI sẽ tổ chức hội thảo tại Hà Nội với sự tham gia của đại diện cơ quan chính phủ, cơ quan bộ, ngành, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và doanh nghiệp để bàn thảo luận, thu thập ý kiến các bên về nội dung Chính phủ và doanh nghiệp cũng hành động hướng tới Liêm chính trong kinh doanh.
Chúng tôi cũng sẽ cung cấp các kết quả của hội thảo tới nhóm công tác của APEC về chống tham nhũng và minh bạch, thể hiện sự tham gia hiệu quả, an toàn của doanh nghiệp và người dân trong phòng, chống tham nhũng.
Chúng tôi cũng sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp dự kiến diễn ra vào cuối tháng 3 tới.
-
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp? -
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại -
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
[Chùm ảnh] Doanh nghiệp thủy sản hoang tàn sau bão Yagi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam