
-
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
-
Chủ động thích ứng vững vàng giữa thế giới kinh doanh bất định
-
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ
-
Giám đốc Đào tạo Học viện Golf Jack Nicklaus: "Tôi mong được thấy nhiều golfer trẻ Việt Nam thi đấu trên đấu trường quốc tế"
-
Con trai thứ hai của bầu Hiển làm Chủ tịch Vietravel Airlines -
Bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng giám đốc FWD Việt Nam
![]() |
Doanh nhân Lê Long Sơn. |
Cầu nối doanh nghiệp Nhật Bản - Việt Nam
Nhiều người ví doanh nhân Lê Long Sơn (Giám đốc Công ty TNHH Esuhai) như “cầu nối” giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam, song ông bảo, bản thân chỉ mong muốn tận dụng được cơ hội tốt nhất cho Việt Nam và thanh niên Việt Nam phát triển.
Cách đây 23 năm, sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM (ngành cơ khí), chàng sinh viên trẻ Lê Long Sơn sang Nhật Bản nghiên cứu về kỹ thuật khuôn mẫu theo chương trình thạc sĩ chuyên ngành cơ khí tại tại Đại học Nông nghiệp và Công nghiệp Tokyo, với mục tiêu có thể trở về thành lập nhà máy sản xuất khuôn mẫu tại Việt Nam.
Trong quá trình học tập, Lê Long Sơn nhận ra, nếu làm cơ khí thì chỉ có thể sản xuất ra một sản phẩm nhất định, trong khi ngành công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản lại rất lớn.
“Thay vì làm một cái khuôn, tôi muốn đưa nhiều kỹ sư và thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học và làm việc để có thể tiếp thu và mang công nghệ về phục vụ phát triển đất nước. Vì vậy, tôi đặt quyết tâm theo đuổi con đường đào tạo, xuất khẩu lao động sang Nhật Bản”, ông Sơn chia sẻ.
Khi đó, ông cũng nhận thức được, nền công nghiệp Nhật Bản được cấu thành và phát triển bởi hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp này có quy mô về nhân lực khác nhau, nhưng đều chuyên môn hóa. Họ sở hữu máy móc, quy trình công nghệ chuyên nghiệp, kỹ thuật sản xuất với độ chính xác cao…
Tuy nhiên, đến khoảng năm 2000, Nhật Bản bắt đầu rơi vào khủng hoảng nguồn nhân lực khi không đủ lao động làm việc, khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ phá sản hoặc dừng hoạt động.
Trong quá trình tìm hiểu các doanh nghiệp Nhật Bản, ông Sơn nhớ nhất kỷ niệm được đến thăm một công ty cơ khí chính xác nhỏ đã có 30 năm hoạt động. “Vị giám đốc công ty chia sẻ, ông đã 5 năm liên tục tuyển dụng nhân lực để đào tạo với mong ước có người kế thừa cơ nghiệp, vì hai con gái không muốn tiếp tục công việc của cha, nhưng không tuyển được người. Tôi liền đặt vấn đề cho người Việt Nam vào làm việc. Thật may mắn, lời đề nghị của tôi được chấp nhận”, ông Sơn nhớ lại.
Năm 2006, thực tập sinh đầu tiên do ông Sơn tiến cử sang làm việc 3 năm tại Công ty đã kết thúc công việc và trở về nước. Điều đáng nói là, chính vị giám đốc Công ty đã quyết định đầu tư cơ sở tại Củ Chi (TP.HCM) và chuyển giao nhà máy đầu tiên cho thực tập sinh này khởi nghiệp.
Đến nay, O.N.Precision - công ty do thực tập sinh của ông Sơn gây dựng đã phát triển mạnh, có thể nhận các hợp đồng lớn trong ngành gia công cơ khí siêu chính xác tại Việt Nam.
Câu chuyện “có hậu” trên chỉ là một trong những minh chứng về kết quả xứng đáng cho những nỗ lực vì thế hệ trẻ Việt Nam của ông Sơn. Ông cho biết, Esuhai đang cố gắng tiếp cận nguồn dữ liệu của khoảng 3,8 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản. Rất có thể, nhiều doanh nghiệp trong số đó có kế hoạch mở rộng đầu tư ra ngoài nước Nhật và đó chính là cơ hội cho người Việt trẻ đam mê, dám dấn thân, học hỏi.
Không chỉ giúp người Việt trẻ tiếp thu công nghệ từ các doanh nghiệp Nhật Bản, ông Sơn còn tích cực trong vai trò cầu nối, đưa doanh nghiệp Nhật Bản tới đầu tư tại Việt Nam.
Đến nay, trong gần 600 doanh nghiệp Nhật Bản mà Esuhai tiếp cận, đã có 65 công ty đầu tư sang Việt Nam. Đặc biệt, những công ty này đã tuyển dụng lao động Việt Nam từng học, thực tập, làm việc tại Nhật Bản và giao các vị trí quan trọng như điều hành, quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh… Ngoài ra, có trên 70 doanh nghiệp đang tìm hiểu và dự kiến đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
“Esuhai sẽ cố gắng kết nối để các doanh nghiệp này sang Việt Nam đầu tư. Tôi cho rằng, đây là kênh phát triển doanh nghiệp phụ trợ cho nước nhà rất tốt. Quá trình thu hút doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam cũng giúp nguồn lao động trẻ Việt Nam đã từng học tập và làm việc tại Nhật Bản tiếp tục sử dụng chất xám, kỹ năng để phát triển sự nghiệp và góp phần vào sự phát triển của đất nước”, ông Sơn bày tỏ.
Khát vọng về một nền công nghiệp phát triển ở Việt Nam
Ông Lê Long Sơn luôn mong ước, Việt Nam có thể phát triển mạnh về công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ như Nhật Bản. Nhưng theo ông, một trong những điểm yếu của nước ta là chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, con đường nhanh và thực tế nhất giúp lao động Việt Nam đạt trình độ như người Nhật là đưa họ trực tiếp vào làm việc trong các nhà máy của Nhật Bản để rèn luyện.
Đến nay, sau hơn 13 năm hoạt động, Esuhai đã đào tạo được 17.985 học viên, phái cử hơn 8.500 thực tập sinh và kỹ sư sang Nhật Bản làm việc. Riêng năm 2018, có 1.785 thực tập sinh trúng tuyển và xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc. Số học viên đang theo học tại KaizenYoshida School (trường đào tạo thực tập sinh trực thuộc Esuhai) là 3.990 người.
Kế hoạch năm 2019, Esuhai tiếp tục tuyển dụng 2.450 thực tập sinh và 550 kỹ sư sang Nhật Bản làm việc.
“Tôi đã dành thời gian nghiên cứu rất kỹ về chương trình và cách thức triển khai. Để được tiếp nhận làm việc tại các nhà máy, công ty của Nhật Bản, thực tập sinh và người lao động Việt Nam phải có khả năng ngoại ngữ (tiếng Nhật) tốt, hiểu được văn hóa làm việc của người Nhật, đặc biệt là phải có quyết tâm”, ông Sơn nói.
Ông đặt niềm tin, nếu lao động trẻ Việt Nam có đủ tinh thần quyết tâm, cùng sự nhiệt tình hướng dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản, thì chỉ sau 3 - 5 năm, sẽ có thể sản xuất ra được những chi tiết linh kiện sản phẩm với chất lượng Nhật Bản.
Đó cũng chính là lý do, Esuhai, công ty chuyên về xuất khẩu lao động chính thức ra đời vào năm 2005. “Mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục tăng nhanh, mạnh số lượng thực tập sinh và kỹ sư sang Nhật Bản làm việc để thực hiện được những mong ước đặt ra”, ông Sơn nhấn mạnh.
Với chủ trương phái cử thực tập sinh, kỹ sư sang Nhật Bản làm việc, không chỉ qua xuất khẩu lao động, mà qua chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật, nên tiêu chí chọn thực tập sinh tại Esuhai cũng đặc biệt.
“Chúng tôi lựa chọn những người có ý chí và xác định đi là để trở về phát triển đất nước. Do đó, một chương trình đào tạo bài bản với thời gian 10 - 12 tháng để lao động có nền tảng ngoại ngữ đạt chuẩn bên cạnh những yêu cầu về kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc... là điều kiện tiên quyết ở Esuhai. Định hướng này cũng giúp các thực tập sinh có suy nghĩ tích cực, ý chí vươn lên để hòa nhập cuộc sống tại doanh nghiệp Nhật Bản ngay từ đầu. Tôi kỳ vọng, những lao động này có thể trở thành ông chủ, quản lý, chuyên gia kỹ thuật trong tương lai khi về nước”, ông Sơn nói.
Thực tế, những tâm huyết, nỗ lực của ông Sơn đã bắt đầu cho quả ngọt, bởi trong số hơn 1.000 thực tập sinh về nước, Esuhai đã có trong tay danh sách 586 thực tập sinh. Hầu hết trong số họ đều đã nhận được công việc liên quan đến Nhật ngữ, giữ vị trí trưởng bộ phận quản lý sản xuất, trưởng phòng tổng vụ hoặc cao hơn là cương vị lãnh đạo trong các doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam hoặc nhiều công ty khác. Đặc biệt, có khoảng 12 thực tập sinh đã khởi nghiệp và bước đầu vận hành doanh nghiệp thành công.
“Không phải 100% thực tập sinh sau khi về nước sẽ tiếp tục làm trong ngành nghề đã thực tập, nhưng họ đã tận dụng những gì mình học được tại Nhật Bản để phát triển sự nghiệp. Thanh niên Việt Nam có tố chất tốt, năng lực, tinh thần và sự cố gắng cao. Nếu được định hướng và đầu tư tốt, tôi tin chắc, các bạn trẻ rất tài năng này sẽ đóng góp được nhiều hơn cho đất nước”, ông Sơn nhấn mạnh.
Hai lần được Quốc hội Nhật Bản mời đóng góp ý kiến
Với mục đích đóng góp cho sự phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực tiếp thu công nghệ kỹ thuật và văn hóa Nhật Bản, năm 2001, ông Lê Long Sơn bắt đầu sự nghiệp với các vị trí như: cố vấn cho tổ chức, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kinh tế Công thương Nhật Bản; Giám đốc Công ty Esuhai, Trung tâm Đào tạo Kaizen, thực hiện công tác đào tạo, tư vấn và kết nối đầu tư…
Ông Lê Long Sơn là người nước ngoài duy nhất 2 lần được Quốc hội Nhật Bản mời đóng góp ý kiến. Gần đây nhất, ông đã đóng góp ý kiến về chương trình mới liên quan đến vấn đề tiếp nhận lao động nước ngoài đến Nhật Bản làm việc và Dự luật Kiểm soát nhập cư mới của Nhật Bản.

-
Doanh nhân Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Asia Gate Travel: Người hóa giải những nhiệm vụ bất khả thi
-
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
-
Doanh nhân Phạm Thị Kiều Oanh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Rueco: Làm nông nghiệp bằng sự tử tế
-
Chủ động thích ứng vững vàng giữa thế giới kinh doanh bất định
-
Hanel và Chủ tịch Hanel được vinh danh tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025 -
Truyền cảm hứng cho thế hệ doanh nhân trong tương lai -
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ -
Doanh nhân Lê Quốc Khánh, Tổng giám đốc CTCP Vận tải và Dịch vụ Phú Hoàng: Chọn hướng đi xanh -
Trần Quang Vinh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Murror: Hạnh phúc khi giúp mọi người “chữa lành” nỗi đau bên trong -
Doanh nhân Đặng Thanh Tùng, Giám đốc New World Travel: “Công việc cho tôi chạm vào cảm xúc mỗi ngày” -
Phạm Sơn Lộc, Nhà sáng lập, Giám đốc công nghệ VierCycle: Nâng tầm trải nghiệm đạp xe vì lối sống xanh
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài