-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Doanh nhân Nguyễn Thị Vĩnh Linh, Giám đốc Công ty TNHH Hikari BPO Solutions được bình chọn là Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2023. |
Chọn đường khó
Lựa chọn ngã rẽ cuộc đời có lẽ là quyết định khó khăn của tất cả các bạn trẻ. Một lựa chọn trật hướng đồng nghĩa với thất bại và sẽ mất rất nhiều năm để làm lại. Doanh nhân trẻ Nguyễn Thị Vĩnh Linh, Giám đốc Công ty TNHH Hikari BPO Solutions cũng đã trải qua thời khắc như thế. “Tôi đã đấu tranh tư tưởng rất nhiều, trước khi quyết định khởi nghiệp cùng với các đồng sự”, Vĩnh Linh kể lại lúc bắt đầu.
Tốt nghiệp Khoa tiếng Nhật (Trường đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng), công việc đầu tiên của Vĩnh Linh là trong lĩnh vực BPO. BPO là từ tiếng Anh viết tắt của Business Process Outsourcing. Khái niệm này được sử dụng để mô tả quá trình thuê ngoài kinh doanh hoặc gia công quy trình kinh doanh bên ngoài. Hiểu đơn giản, đây là dịch vụ mà một công ty thuê một công ty khác chịu trách nhiệm thực hiện những công việc không phải là hạng mục kinh doanh cốt lõi…
Vào năm 2013, khái niệm BPO là một điều gì đó rất mới lạ không chỉ ở Đà Nẵng, mà ở cả Việt Nam. Với vốn tiếng Nhật tốt, cô gái trẻ Vĩnh Linh đã tiếp cận, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mới lạ và đầy tiềm năng này.
Bước ngoặt cho sự nghiệp của Vĩnh Linh bắt đầu từ năm 2018. Sau thời gian làm việc với các đối tác Nhật Bản, cô gái sinh năm 1991 này nhận được đề nghị làm việc với mức lương cao tại Nhật Bản. Với nhiều bạn trẻ, lời mời như vậy hẳn là cơ hội “hiếm có, khó tìm” trong đời. Nhưng khi đứng trước cơ hội này, Vĩnh Linh lại trăn trở.
CEO Nguyễn Thị Vĩnh Linh
“Với đãi ngộ và môi trường tốt, qua Nhật Bản làm việc là lựa chọn an toàn cho tương lai. Nhưng nếu như vậy, mình sẽ mãi là người làm thuê, không mang lại giá trị cho Việt Nam. Sau nhiều lần đấu tranh tư tưởng, tôi đã chọn ở lại Việt Nam để khởi nghiệp”, Linh kể lại quyết định khó khăn trong đời mình.
Bước vào con đường khởi nghiệp, Vĩnh Linh đã chọn cho mình bước rẽ gian nan, bởi thành lập và vận hành một công ty chẳng hề đơn giản, trong khi kinh nghiệm quản trị, điều hành của Vĩnh Linh chưa nhiều. Niềm tin lớn nhất của cô gái trẻ này là tiềm năng lớn của lĩnh vực BPO tại Việt Nam. Vì vậy, Vĩnh Linh quyết định bắt tay hợp tác với một doanh nhân Nhật Bản, cùng với 3 người bạn cùng chí hướng, rót hết vốn liếng để thành lập Công ty TNHH Hikari BPO Solutions. Đây là một trong những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực BPO đầu tiên ở Đà Nẵng.
Quy mô ban đầu của Công ty chỉ có 10 người, rồi tăng dần nhân sự, mở rộng quy mô dự án và khách hàng ở thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, “tuần trăng mật” chưa kéo dài được lâu, thì sóng gió bắt đầu xuất hiện. Dịch bệnh Covid-19 ập đến bất ngờ khiến cho Công ty gặp nhiều khó khăn, dự án phải thu hẹp quy mô. “Đó là giai đoạn vất vả nhất”, Vĩnh Linh kể.
Tiến từng bước nhỏ
Chưa ai khởi nghiệp thành công mà không đôi lần vấp ngã. Hiểu rõ quy luật đó, CEO Vĩnh Linh giữ vững niềm tin, nỗ lực tìm kiếm nguồn khách hàng, xây dựng quy trình công việc, đảm bảo chất lượng, uy tín cho mỗi dự án thực hiện... Thêm vào đó, với đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu, Công ty luôn chủ động ứng dụng các quy trình tự động hóa và công nghệ cao vào vận hành dự án nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho khách hàng. Từng chút một, cùng với sự đồng lòng của tất cả nhân viên, nữ doanh nhân này đã đưa Công ty dần vượt qua giai đoạn khó khăn và đạt mức tăng trưởng ấn tượng.
“Khi thành lập Công ty, mục tiêu tôi hướng đến chỉ đơn giản là làm điều gì đó có giá trị, mang lại việc làm cho nhiều người hơn. Chưa nghĩ đến thành công, bởi có nhiều trở lực. Nhưng cứ bắt tay vào làm đã, tiến từng bước nhỏ. May mắn là có được những nhân sự quản lý có năng lực chuyên môn cao và nhiệt huyết, cộng thêm sự thấu hiểu, ủng hộ và đồng hành từ gia đình, nên sau 5 năm thành lập, Công ty đã vượt qua khó khăn và có bước phát triển”, CEO Vĩnh Linh chia sẻ.
Sau 5 năm, Công ty TNHH Hikari BPO Solutions của doanh nhân Vĩnh Linh đã có chỗ đứng trong lĩnh vực BPO tại Việt Nam. Từ 10 người ban đầu, đến nay, Công ty có hơn 120 nhân việc làm việc, cung cấp dịch vụ không chỉ cho các doanh nghiệp Nhật Bản, mà cả doanh nghiệp Trung Quốc, Âu - Mỹ…
Theo CEO Vĩnh Linh, tốc độ tăng trưởng của Công ty đạt 5 - 10%/năm. Chỉ tính riêng trong năm 2023, mỗi tháng, Công ty thực hiện 20 - 30 dự án cho các đối tác. Với những bước phát triển như thế, Nguyễn Thị Vĩnh Linh đã góp mặt trong danh sách Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2023, do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam bình chọn.
Sau chặng khởi động, CEO Vĩnh Linh đã đặt ra nhiều tham vọng mới cho doanh nghiệp của mình trong chặng đường tiếp theo. Nữ doanh nhân trẻ này tin rằng, tiềm năng về lĩnh vực BPO của Việt Nam vẫn rất rộng mở, bởi BPO là một trong 5 ngành được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam.
Trong Bảng xếp hạng Chỉ số Địa điểm dịch vụ toàn cầu (Global Services Location Index) năm 2017, do A.T. Kearney công bố, Việt Nam xếp hạng 6/20 thị trường mới nổi về kỳ vọng phát triển BPO trên toàn thế giới. Việt Nam đang trên đà tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng 20-25%/năm.
Đánh giá một cách khách quan, lĩnh vực BPO tại Việt Nam còn non trẻ với quy mô thị trường và doanh thu khá nhỏ. Vì thế, đang có những dư địa lớn cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BPO như doanh nghiệp của doanh nhân trẻ Vĩnh Linh.
“Lĩnh vực BPO tại Việt Nam thật sự rất tiềm năng với hàng loạt dịch vụ khác như kế toán, chăm sóc khách hàng, số hoá dữ liệu... Đây là những ngành nghề mà Việt Nam có lực lượng lao động vô cùng dồi dào, nhân lực có kỹ năng công nghệ thông tin hiện đại và ngoại ngữ tốt. Sự phát triển của đất nước đã mở ra cho thế hệ trẻ nhiều cơ hội việc làm và kinh doanh.
Điều quan trọng là phải biết nắm bắt và tận dụng được. Tôi vui vì đã đạt được những thành quả khi khởi nghiệp, nhưng vui hơn nữa là lập nghiệp tại quê hương Việt Nam, chứ không phải đến Nhật Bản. Tôi hy vọng có thể đóng góp vào sự phát triển của TP. Đà Nẵng nói riêng và của Việt Nam nói chung”, CEO Vĩnh Linh chia sẻ.
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025