-
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Ông Dương Văn Bắc làm Tổng giám đốc Novaland -
Khi doanh nhân F1 và F2 cũng ngồi bàn chuyển giao thế hệ -
Bà Huỳnh Bích Ngọc trở lại Hội đồng quản trị TTC AgriS
Phát triển doanh nghiệp do nữ làm chủ trong kỷ nguyên chuyển đổi kép, cả doanh nghiệp và chính sách đều đã có những dòng ưu tiên đáng kể.
Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đặt nhiều niềm tin vào hoạt động của các doanh nhân nữ trong bối cảnh mới.
Hơn 150 đại biểu đến từ các bộ ngành, Đại sứ quán, Tổ chức quốc tế, Hiệp hội doanh nghiệp và các nữ doanh nhân tham dự Diễn đàn Doanh nhân nữ Việt Nam 2024 ngày 7/11/2024 |
Nền kinh tế Việt Nam đã đi sau trong trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước. Nhưng hiện tại, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên cùng ở điểm xuất phát với thế giới.
“Thế giới biết đến AI, biết đến chuyển đổi xanh, số như thế nào thì doanh nghiệp Việt Nam cũng biết đến như vậy. Đó là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam, để doanh nghiệp Việt Nam có thể bứt phá. Tuy nhiên, thách thức cũng rất lớn, khi nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí xanh đã bắt đầu áp dụng từ năm sau, nếu doanh nghiệp Việt Nam không kịp đáp ứng, sẽ không thể xuất khẩu hàng vào EU được...”, bà Thủy đặt vấn đề tại Diễn đàn Doanh nhân nữ Việt Nam 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam tổ chức ngày 7/11.
Thách thức lớn hơn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có doanh nghiệp do nữ làm chủ, những doanh nghiệp đang lo cuối ttháng có tiền trả lương hay không thì lấy đâu nguồn lực nghĩ đến xanh và số, bà Thủy thẳng thắn.
Chính vì vậy, cho dù có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi, đặc biệt có mức hỗ trợ cao hơn với doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng nếu các doanh nghiệp chưa sẵn sàng, thì rất khó để vượt qua thách thức.
Bà Lê Thị Nam Phương, Chủ tịch Hội doanh nhân nữ Đà Nẵng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư L.I.F.E: thừa nhận thực tế này. Tuy nhiên, việc không kịp hành động không chỉ khiến doanh nghiệp không chỉ không theo kịp xu hướng mà còn có thể bị đẩy ra ngoài rìa.
“Thử lấy ví dụ các doanh nghiệp vẫn chuyên nhập hàng từ Quảng Châu (Trung Quốc). Việc kinh doanh của họ đang bị đe dọa lớn, thậm chí có thể bị vô hiệu hóa, khi chỉ cần một click chuột, người tiêu dùng Việt Nam có thể mua hàng ở Quảng Châu trên các sàn thương mại điện tử. Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không phải là câu chuyện xa vời mà là sát sườn với các doanh nghiệp”, bà Nam Phương khẳng định.
Bà cũng đề nghị các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nữ cần phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều khi việc tiếp cận với các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp quá phức tạp, đòi hỏi nhiều thủ tục, làm khó doanh nghiệp.
Song với doanh nghiệp, bà Phương đề nghị các bước đi nhỏ, phù hợp với năng lực doanh nghiệp, nhưng phải bắt đầu ngay.
“Tôi không giỏi công nghệ, nhưng chúng tôi xác định nghiêm túc thực hiện, chuẩn bị nhân lực và các bước đi để thực hiện”, bà Phương cho biết.
Đang có nhiều chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ nâng cao năng lực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. |
Phát biểu với các doanh nghiệp, bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó chủ tịch Phụ trách Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam nhận định, phát huy sức mạnh của phụ nữ trong kinh doanh đồng nghĩa với việc thúc đẩy tăng quyền kinh tế cho phụ nữ.
Bà cho biết, Diễn đàn hôm nay đã vắng một số doanh nhân nữ ở Đà Nẵng, đã đăng ký nhưng rồi vắng mặt. Các chị nói, hoàn lưu bão khiến nhiều nơi bị ngập, các chị không yên tâm nếu không trực tiếp ở nhà.
Đó là tâm lý chung của người phụ nữ, lo toan, nhiều khi cảm tính. Nhưng có thể các phương trình kinh tế là lạnh lùng, nhưng không thể lạnh lùng trước những thảm họa của tương lai là điều các chuyên gia tham gia Diễn đàn đã nhấn mạnh. Đặc biệt, những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu là những doanh nghiệp dựa nhiều vào thiên nhiên như nông nghiệp, thủy sản; những doanh nghiệp quy mô nhỏ, do nữ làm chủ, thiếu nguồn lực đầu tư vào công nghệ...
“Tôi muốn nhắc lại câu mà chúng tôi vẫn hay nói trong các hoạt động của mình, khi phụ nữ thành công, tất cả chúng ta đều thành công. Trong hành trình chuyển đổi kép cũng vậy. Chúng ta đều thấy, doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình này", bà Huyền nói khi nhắc tới đại diện các bộ, ngành, tổ chức quốc tế có mặt tại Diễn dàn.
Tại Diễn đàn kéo dài 1 ngày, các diễn giả đã chia sẻ về xu hướng “chuyển đổi kép” trong nền kinh tế Việt Nam và thế giới, vai trò và tinh thần lãnh đạo doanh nghiệp của phụ nữ trong bối cảnh chuyển đổi xanh và chuyển đổi số; kinh nghiệm thực hành các công cụ và chính sách về đa dạng và bao trùm tại doanh nghiệp nhằm phát huy các tiềm năng để nâng cao vị thế lãnh đạo của phụ nữ trong doanh nghiệp.
Đặc biệt, các diễn giả cùng các đại biểu đã chia sẻ, thảo luận về những chương trình, sáng kiến và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nâng cao năng lực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã khẳng định, phụ nữ Việt Nam đã và đang chứng minh năng lực lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp, chủ động thích ứng với các nhu cầu của toàn cầu hóa, số hóa và nền kinh tế xanh.
Liên Hợp Quốc ghi nhận sức mạnh to lớn của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và lãnh đạo trong việc tạo ra việc làm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng cộng đồng kiên cường. Bằng cách trao quyền cho nhiều phụ nữ hơn để đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong quá trình chuyển đổi số và xanh, nền kinh tế quốc gia sẽ thúc đẩy được tiến độ xây dựng một xã hội công bằng, bao trùm và bền vững hơn, nơi không ai bị bỏ lại phía sau.
Diễn đàn Doanh nhân nữ Việt Nam 2024 không chỉ là cơ hội để các đại biểu, các doanh nghiệp cập nhật thông tin, kiến thức mà còn là dịp để các nữ doanh nhân gặp gỡ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, truyền cảm hứng về vai trò tiên phong của phụ nữ trong quá trình chuyển đổi kép.
Thậm chí, trong phát biểu khai mạc Diễn đàn, Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên chuyển đổi kép là giai đoạn đầy thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Phụ nữ - với bản lĩnh kiên cường và sức sáng tạo mạnh mẽ có thể trở thành những nhà lãnh đạo dẫn dắt hành trình chuyển đổi kép và làm chủ kỷ nguyên này”.
-
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Khi doanh nhân F1 và F2 cũng ngồi bàn chuyển giao thế hệ -
Bà Huỳnh Bích Ngọc trở lại Hội đồng quản trị TTC AgriS -
Nguyễn Hoàng Thư Hương: Tìm hướng đi bền vững cho thanh long Bình Thuận -
Bà Bùi Thị Hải Yến, Tổng giám đốc Hanel, Chủ tịch HNEW được vinh danh -
CEO Trần Lê Quỳnh Diễm: Nâng tầm dược liệu hữu cơ trên vùng gò đồi Cam Lộ -
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG: Nữ doanh nhân với tầm nhìn phát triển bền vững
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam
- Nhựa Tiền Phong đồng hành cùng ngành nước Việt Nam
- Marriott International ký thỏa thuận với Tập đoàn TUTA đưa thương hiệu Marriott Hotels đến Bắc Giang
- Marriott International sẽ mang đến nhiều điểm lưu trú thú vị tại Việt Nam
- Vinamilk 16 năm liền là Thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững