-
Lũy kế 11 tháng năm 2024, doanh thu toàn TKV đạt 150.157 tỷ đồng -
Cập nhật chính sách thương mại mới tại Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital chia sẻ về chiến lược M&A -
Thoát "mác" anh bưu tá, Viettel Post trở thành công ty công nghệ logistics -
Kiến tạo giá trị hậu M&A -
Sản xuất tháng 11 tăng chậm lại vì cầu thế giới giảm
Mọi người đều lợi, sao lại không?
Ngày 9/11/2016 vừa qua, tại TP.HCM diễn ra một buổi công bố dự án "Share our C.A.K.E" do Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (RIAV) tổ chức cùng với HANET. Ngay sau cuộc thuyết trình về Dự án, mà người thực hiện là Tổng giám đốc Võ Đức Thọ của HANET, giới kinh doanh trong ngành âm nhạc – giải trí xôn xao bàn tán. Trên facebook cá nhân của Võ Đức Thọ, nhiều người chia sẻ sự phấn khích và thể hiện sự ủng hộ. Hiếm khi nào có sự đồng thuận đến vậy về vấn đề bản quyền trong kinh doanh âm nhạc.
Vậy, "Share our C.A.K.E" nghĩa là gì? C.A.K.E viết tắt các từ tiếng Anh là Copyright, Agency, Karaoke Center, End user. Võ Đức Thọ giải thích, đây chính là 4 nhóm đối tượng trong dự án này cùng chia sẻ và hưởng lợi.
. |
Một cách chuyên ngành hơn thì, bài hát của các ca sỹ khi được trung tâm karaoke sử dụng mà chưa trả tiền bản quyền ghi âm, nếu tính theo bảng giá hiện tại là 2.000 đồng 1 bài/năm, với số lượng ít nhất 10.000 bài/1 đầu máy, một trung tâm karaoke nếu có 20 phòng sẽ phải trả khoảng 400 triệu đồng/năm tiền bản quyền bản ghi âm. Phải nói rõ, chi phí bản quyền ghi âm không liên quan đến bản quyền tác giả. Đây là con số không hề nhỏ với các doanh nghiệp trong ngành.
Để đảm bảo quyền lợi cho ca sỹ và hỗ trợ cho trung tâm karaoke, Share our C.A.K.E được HANET thiết kể theo hướng chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của những người liên quan. Theo đó, quảng cáo sẽ được thiết kế để chạy trên màn hình karaoke. Phần doanh thu từ quảng cáo sẽ dùng để đóng tiền bản quyền ghi âm giúp cho trung tâm karaoke. Tất nhiên, trung tâm karaoke cũng sẽ nhận được 10% từ quảng cáo.
“Với Dự án này, trung tâm karaoke không những không phải đóng tiền mà còn được thêm tiền, yên tâm kinh doanh với những tác phẩm có bản quyền. Các ca sỹ cũng nhận được % xứng đáng để liên tục sáng tạo, đưa ra những sản phẩm hay nhất cho công chúng. Ngoài ra, nếu bạn hát hay và may mắn, hệ thống sẽ chấm điểm và trả về những phần quà giá trị từ những nhãn hàng quảng cáo. Đây là kiểu game hát tương tác mới mà tôi tin là mọi người sẽ rất thích”, chủ nhân của Dự án Share our C.A.K.E tin tưởng.
Đặc biệt, hệ thống của HANET có khả năng cập nhật bài hát mới, quảng cáo mới và có báo cáo tức thời, đảm bảo tính minh bạch trong chia sẻ lợi ích. Có thể nói, đây chính là chìa khóa mà Thọ dùng để xử lý mối vướng bận lâu nay về bản quyền trong ngành kinh doanh âm nhạc giải trí.
“Tại sao lại không chọn hướng kinh doanh có lợi cho tất cả mọi người. Tôi không nghĩ cạnh tranh là cứ phải ăn thua, mà nên là sức ép để cùng phát triển, cùng đi lên. Tất nhiên, để tránh đối đầu trực diện, cách tốt nhất là chọn hướng đi khác biệt trong cả sản phẩm, phương thức kinh doanh, nghĩa là phải nghĩ khác và làm khác”, Thọ thẳng thắn đặt vấn đề.
Chiến lược tự cạnh tranh với chính mình
Không phải cho đến thời điểm này người sáng lập và điều hành HANET mới nhắc tới chiến lược chọn hướng đi khác biệt trong kinh doanh.
Khởi nghiệp vào năm 19 tuổi bằng ứng dụng giải pháp cho một quán karaoke của một người bạn tại quê hương Quảng Ninh, doanh nhân Võ Đức Thọ bước chân vào thị trường giải pháp công nghệ, phần mềm bằng cách làm khác. Khi quán karaoke của người bạn đông khách bởi những sản phẩm được cải tiến liên tục, thương hiệu HANET của Thọ bắt đầu được biết đến.
Cũng phải nói thêm, khi đó, năm 2005, Thọ đang điều hành một diễn đàn công nghệ tại Quảng Ninh, nơi tập hợp những người cùng niềm đam mê với công nghệ thông tin, nên cũng có lợi thế nhất định trong việc phát triển thương hiệu.
Tất nhiên, cũng giống như con đường khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ khác, chặng đường đầu luôn vất vả, nhưng cách Thọ chọn hướng đi cho HANET là không chỉ phát triển thiết bị hát karaoke mà còn đặt mục tiêu xây dựng hệ sinh thái về ca hát, đánh thức đam mê ca hát trong mỗi người khiến con đường khởi nghiệp trở nên thách thức hơn.
Thọ thừa nhận thực tế này, nhưng nếu chọn con đường mà mọi người đang đi, thì sẽ rất khó giải được bài toán của một doanh nghiệp mới, luôn ở thế yếu hơn về nguồn lực, kinh nghiệm.
Với lựa chọn khó, Võ Đức Thọ đã đưa HANET nhanh chóng vượt qua địa giới của Quảng Ninh. Năm 2012, Võ Đức Thọ và HANET Nam tiến, tìm tới những trung tâm karaoke lớn nhất tại TP.HCM. Việc kinh doanh thuận lợi dần khi các sản phẩm, giải pháp của HANET được các trung tâm lớn chấp nhận, theo đúng chiến lược chia sẻ lợi ích mà Thọ đã tuân thủ ngay từ những ngày đầu lập nghiệp.
Tới thời điểm này, HANET đã có mặt trên toàn quốc, với 200 nhân viên, luôn ở vị trí hàng đầu về công nghệ karaoke trên thị trường. Sản phẩm của HANET đang tiên phong với các tính năng chọn bài hát bằng giọng nói, chọn bài hát bằng máy tính bảng chống va đập, chống nước…
Thọ đang ấp ủ những dự án lớn hơn. Phầm mềm hát karaoke trên điện thoại cũng đang được doanh nhân 8X lên kế hoạch nhanh chóng ra mắt phục vụ người thích ca hát và chiếm lĩnh thị trường. Nghe nói, đầu năm 2017, HANET sẽ đưa ra sản phẩm mới đủ sức gây đột phá cho thị trường. Thậm chí, đang có tin HANET tìm kiếm đối tác mới để phát triển khi Thọ có mặt liên tục tại các triển lãm về âm thanh, điện tử tại nhiều nước.
“Sự phát triển của chính mình có lẽ là đối thủ đáng gờm nhất, sức ép lớn nhất của tôi. Đây là điều buộc tôi phải vận động, sáng tạo. Tôi của ngày hôm nay phải có gì khác tôi ngày hôm qua. Đây là điều khó khăn, nhưng thúc đẩy sự đam mê, nhiệt huyết. Những người đồng hành với tôi cũng được đòi hỏi như vậy, lấy sự phát triển của chính mình làm định hướng hành động”, Thọ chia sẻ.
Kinh doanh có cần may mắn không?
Có, nhưng không phải ngồi và trông vào vận may. May mắn sẽ đến khi các kế hoạch kinh doanh được tính toán cẩn trọng, thực hiện bài bản.
Với Võ Đức Thọ, may mắn là…
Lớn lên đúng vào thời đại công nghệ thông tin, sớm được tiếp cận với công nghệ để hiện thực được câu nói công nghệ sẽ thay đổi từng người. Nhờ đó tôi có HANET.
…còn khó khăn là?
Áp lực cạnh tranh rất lớn.
Nhưng chỉ có cạnh tranh mới thúc đẩy con người sáng tạo hơn, dám theo đuổi những cách làm mới để có sự đột phá.
Quan điểm sống của doanh nhân Võ Đức Thọ?
Mỗi người chỉ sống một lần, nên hãy cứ đam mê, dám nghĩ lớn và đừng sợ thất bại.
-
Hạt nhựa EPS Việt Nam xuất sang Indonesia bị áp thuế tự vệ thêm 3 năm -
Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital chia sẻ về chiến lược M&A -
Thoát "mác" anh bưu tá, Viettel Post trở thành công ty công nghệ logistics -
Kiến tạo giá trị hậu M&A -
Sản xuất tháng 11 tăng chậm lại vì cầu thế giới giảm -
Sự trỗi dậy của ngành công nghiệp đóng tàu và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam -
Tiềm năng lớn trong hợp tác doanh nghiệp Việt - Mỹ
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam