
-
An ninh mạng Việt Nam: Lo ngại khi "cửa" vẫn rất rộng cho tin tặc
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử” -
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép
Theo báo cáo tổng kết năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố, năm 2024, doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông ước đạt 4.243.984 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2023. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 109.478 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2023.
Đóng góp vào GDP của ngành thông tin và truyền thông ước đạt 989.016 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2023. Tổng số lao động toàn ngành thông và truyền thông ước khoảng 1.542.994 lao động, tăng 2% so với năm 2023.
Trong số trên, đóng góp doanh thu của lĩnh vực công nghiệp công nghệ số (công nghiệp ICT) ước đạt 3.878.296 tỷ đồng (khoảng 151,86 tỷ USD), tăng 11,2% (năm 2023 đạt 137 tỷ USD).
![]() |
Đóng góp của Công nghiệp ICT vào GDP Việt Nam. Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông |
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 132,341 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2023. Tổng số doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động là 54.500 doanh nghiệp, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong năm 2024, giá trị Việt Nam trong tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT hiện đạt khoảng 1,16 triệu tỷ đồng (hơn 45,5 tỷ USD). Riêng doanh thu CNTT đạt 248.000 tỷ đồng. Giá trị Việt Nam tạo ra trong doanh thu của các doanh nghiệp FDI là khoảng 486.000 tỷ đồng (19 tỷ USD).
Ðáng chú ý, giá trị xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa phần cứng công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông trong năm 2024 ước đạt 132.000 tỷ đồng, chiếm 32% tỷ trọng tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của quốc gia.
Ðến hết tháng 11/2024, cả nước có tổng cộng hơn 27.600 doanh nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 1,26 triệu người. Tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số trên 1.000 dân tại Việt Nam hiện ở mức 0,76.
Trong đó, bao gồm 4.500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần cứng (thiết bị máy tính, điện tử viễn thông, thiết bị thông minh), 12.500 doanh nghiệp sản xuất phần mềm, 750 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nội dung số và 9.700 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ CNTT.
Về cơ cấu lao động, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần cứng chiếm dụng lao động ở mức cao nhất với hơn 900.000 người. Tiếp đến là các doanh nghiệp phần mềm khi tạo công ăn việc làm cho hơn 224.000 lao động.
Cả nước hiện có 84.000 người làm việc tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT và hơn 3.700 người làm việc tại các doanh nghiệp nội dung số.
Trong năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng, bổ sung Luật Công nghiệp công nghệ số vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XV.
Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024); xây dựng, ban hành Hướng dẫn triển khai Chiến lược để gửi các bộ, ngành, địa phương các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, doanh nghiệp triển khai.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, hiện nay, Việt Nam đang có thứ hạng cao ở 5 mặt hàng công nghiệp công nghệ số. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại thông minh; đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu linh kiện máy tính; đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thiết bị máy tính; đứng thứ 8 thế giới về thiết bị, linh kiện điện tử; đứng thứ 7 thế giới về gia công phần mềm. Xét về tổng thể, ngành công nghiệp công nghệ số, xét cả khía cạnh tỷ lệ giá trị Việt Nam trong tổng doanh thu, thì Việt Nam đã vào top 20.
"Chúng ta sẽ tiếp tục duy trì thứ hạng cao, phấn đấu vào nhóm top 15 toàn cầu và tăng tỷ trọng giá trị Việt Nam đang là 32% lên 50% vào năm 2030", ông Hùng cho biết.
Mục tiêu năm 2025, doanh thu ngành công nghiệp ICT là 4.320.000 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với năm 2024.
-
Nghị quyết 57-NQ/TW sẽ tháo điểm nghẽn, biến kết quả nghiên cứu khoa học thành vàng -
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G -
Thu hút nhân tài thực thi Nghị quyết số 57-NQ/TW -
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp -
Kế hoạch triển khai Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" -
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao