-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco
CTCP Thủy sản Mekong có doanh thu tài chính tăng vọt trong quý III/2021. |
Cao su Thống Nhất lãi đậm nhờ cổ tức
Báo cáo tài chính quý III/2021 vừa được CTCP Cao su Thống Nhất (mã TNC - HoSE) công bố cho thấy, doanh thu và lợi nhuận trong quý đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.
Theo đó, doanh thu thuần của Cao su Thống Nhất đạt hơn 12 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ, chủ yếu vẫn đến từ việc bán mủ cao su.
Điểm nhấn trong báo cáo tài chính quý III của Cao su Thống Nhất là khoản doanh thu tài chính 12,1 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cùng kỳ. Đóng góp phần lớn trong số đó là 9,2 tỷ đổng tiền cổ tức được chia từ CTCP Dịch vụ xuất nhập khẩu nông lâm sản và phân bón Bà Rịa.
Với doanh thu tài chính tăng đột biến, Cao su Thống Nhất báo lãi sau thuế hơn 11 tỷ đồng, gấp 4,7 lần quý III/2020.
Lũy kế 9 tháng năm 2021, doanh thu thuần của Cao su Thống Nhất đạt hơn 38 tỷ đồng, tương tự cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 34 tỷ đồng, giảm 34,2% so với cùng kỳ, nhưng vượt 13,7% so với chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Tại thời điểm 30/9/2021, tổng tài sản của Cao su Thống Nhất ghi nhận giá trị 423,4 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Đáng chú ý, Cao su Thống Nhất đang có 180 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn ngắn. Công ty cũng đang có xấp xỉ 5 tỷ đồng dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, phần lớn là dự phòng khoản phải thu với Công ty TNHH một thành viên Phát Hưng Tây Ninh (4,4 tỷ đồng).
Về nợ phải trả, so với đầu năm, Cao su Thống Nhất ghi nhận tổng số nợ tại ngày 30/9/2021 xấp xỉ 90 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với đầu năm. Nguyên nhân là Công ty hạch toán gần 40 tỷ đồng cổ tức, lợi nhuận phải trả vào khoản mục phải trả ngắn hạn khác. Báo cáo tài chính cũng cho thấy, Cao su Thống Nhất không có bất kỳ khoản vay và nợ thuê tài chính nào, cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Thủy sản Mekong thoát lỗ nhờ đầu tư chứng khoán
Một trường hợp khác là CTCP Thủy sản Mekong (mã AAM - HoSE) cũng có doanh thu tài chính tăng vọt trong quý III/2021, nhờ đó bù đắp sự sụt giảm từ lĩnh vực kinh doanh chủ chốt bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Báo cáo tài chính quý III/2021 của Thủy sản Mekong cho thấy, doanh thu thuần trong quý đạt 13,8 tỷ đồng, giảm tới 43% so với cùng kỳ. Do kinh doanh dưới giá vốn, Thủy sản Mekong lỗ gộp gần 189 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 1,2 tỷ đồng.
Tuy vậy, doanh thu tài chính đã “cứu” kết quả kinh doanh cả quý III/2021 của Thủy sản Mekong, khi ghi nhận tăng đột biến gấp 12 lần cùng kỳ, đạt 2,54 tỷ đồng. Báo cáo tài chính của Thủy sản Mekong cho thấy, mức tăng mạnh của doanh thu tài chính chủ yếu nhờ ghi nhận khoản lãi đầu tư cổ phiếu.
Thời điểm đầu năm, Thủy sản Mekong có đầu tư chứng khoán của các doanh nghiệp như Thủy sản Cửu Long (ACL), Nông sản Bắc Ninh và Đầu tư IPA. Tính đến ngày 30/9/2021, Thủy sản Mekong đã “chốt” khoản đầu tư tại Đầu tư IPA. Khoản đầu tư này được Thủy sản Mekong ghi nhận giá trị 2,5 tỷ đồng thời điểm đầu năm. Khoản đầu tư chứng khoán lớn mà Thủy sản Mekong vẫn đang nắm giữ là 237.082 cổ phiếu ACL, với giá trị hơn 4 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, theo giải trình của Chủ tịch HĐQT Thủy sản Mekong, ông Lương Hoàng Mãnh, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 29,51% và 62,33% so với cùng kỳ năm ngoái cũng là lý lo giúp lợi nhuận của Công ty tăng đột biến.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Thủy sản Mekong ghi nhận doanh thu thuần 73 tỷ đồng, giảm 18%, lỗ ròng hơn 4 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế đến cuối quý III lên 6 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9/2021, tổng tài sản của Thủy sản Mekong ghi nhận giá trị 197 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho là 117,4 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,7% so với đầu năm. Công ty cũng có khoản đầu tư dài hạn 10,7 tỷ đồng vào CTCP Vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ.
Có thể nói, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng nếu có “của để dành”, doanh nghiệp vẫn có thể bù đắp được sự sụt giảm của ngành truyền thống bằng cách đem tiền đi đầu tư vào các ngành nghề hưởng lợi như phân bón (đối với trường hợp của Cao su Thống Nhất) hay tranh thủ lướt sóng chứng khoán (với trường hợp của Thủy sản Mekong).
-
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025 -
Cổ đông Nhật Bản mạnh tay mua gom cổ phiếu Dược Hà Tây -
Hơn 83.100 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc lãi đúng hạn
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up