Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Doanh thu thương mại điện tử đã cán mốc 5 tỷ USD
Thế Hải - 08/01/2017 10:30
 
Doanh số thương mại điện tử bán lẻ giữa các công ty và người tiêu dùng (B2C) của Việt Nam năm 2016 đã đạt 5 tỷ USD, chiếm trên 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Theo số liệu của Bộ Công thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 3,53 triệu tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2015 (cao hơn mức tăng 9,27% của cùng kỳ năm 2015).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2016 ước tính đạt 2,67 triệu tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức và tăng 10,2% so với năm trước, trong đó tăng cao ở nhóm lương thực thực phẩm (tăng 13,6%) và nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình (tăng 11,4%).

Đáng lưu ý, thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thương mại bán lẻ.

Doanh thu bán lẻ thương mại điện tử B2C năm 2016 đã đạt 5 tỷ USD, chiếm trên 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Doanh thu bán lẻ thương mại điện tử B2C năm 2016 đã đạt 5 tỷ USD, chiếm trên 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Doanh số thương mại điện tử bán lẻ B2C của Việt Nam năm 2016 ước đạt 5 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi từ 2,2 tỷ USD năm 2013, tăng kỷ lục so với mức doanh thu năm 2012 chỉ chưa đầy 1 tỷ USD.

Với doanh thu 5 tỷ USD, đã chiếm trên 3% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2016.

Sự phát triển của Internet, sự thâm nhập của trào lưu mua sắm trực tuyến cũng như mức chi tiêu ngày càng tăng của người tiêu dùng chính là lý do giúp doanh thu ngành bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam tăng trong những năm qua.

Trong 5 năm tới, thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 2 con số.

Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam khẳng định, bán lẻ trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, bởi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước giờ đây đều hướng đến mô hình bán lẻ đa kênh, với khoản đầu tư không nhỏ vào kênh bán lẻ trực tuyến. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2014-2020.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, bán lẻ qua thương mại điện tử sẽ còn chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục trong những năm tới, khi mà tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh tăng lên. Điện thoại thông minh sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc quyết định mua sắm theo kiểu “nhấp chuột và thu nhận hàng hóa”.

Nhiều ông lớn công nghệ tham gia Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2016
Sáng nay (18/8), Cục Thương mại điển tử và Công nghệ thông tin (CNTT) phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đã họp báo...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư