Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Đối phó với khủng hoảng bảo mật thông tin
Vũ Anh - 30/08/2013 22:20
 
Cuộc chiến chống hacker sẽ dài hơi và ngày càng phức tạp hơn, do các hacker có sự hỗ trợ đắc lực và toàn diện của công nghệ - thông tin bậc cao. Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà với mạng xã hội?

Chưa bao giờ, nỗi ám ảnh mang tên tin tặc (hacker) lại khiến hàng loạt doanh nghiệp trên thế giới hoang mang và lo sợ như vậy.

Ông Đặng Lê Minh Trí, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại QMT (Hà Nội) là nhân vật chính trong chương trình kỳ này

Khoảng hai năm trở lại đây, loại hình tội phạm này đã ăn cắp ít nhất 15 triệu USD từ tài khoản của các khách hàng thuộc nhiều ngân hàng như JPMorgan Chase, Citigroup và E-Trade.

Những tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới cũng đã trở thành nạn nhân của các hacker.

Hãng điện thoại Apple là một ví dụ. Apple thường rất tự tin về khả năng bảo mật trên các sản phẩm của mình và không bao giờ tham dự các sự kiện bảo mật hay hội nghị an ninh kỹ thuật số.

Tuy nhiên, việc lần đầu tiên tham dự Hội nghị An ninh Hacker Mũ đen (Black Hat) vào năm 2012 của Apple cho thấy, hãng này đã không còn tự tin về sự “miễn nhiễm” đối với các loại virus.

Theo Hãng bảo mật Kaspersky, mức độ bảo mật của Apple thua kém hơn 10 năm so với Windows của Microsoft. Và khi các sản phẩm của Apple đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, thì những nền tảng này sẽ trở thành đích nhắm mới của các tin tặc.

Tháng 2/2013, cộng đồng mạng trên toàn thế giới chưa hết ngỡ ngàng vì Apple, Facebook, Twitter bị tấn công, thì ngay sau đó tiếp tục bị sốc vì thông tin Microsofl bị tin tặc tấn công và một số máy tính của hãng này bị nhiễm phần mềm độc hại.

Và nạn nhân mới đây nhất của tin tặc chính là gã khổng lồ Google. Google đã bị đánh sập trong vòng 5 phút trên toàn cầu vào ngày 17/8 vừa qua. Theo ông Phil Dearson, Giám đốc chiến lược của Công ty Quảng cáo Tribal Worldwide, sự cố này đã gây ra thiệt hại lên tới 500.000 USD cho Hãng.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) công bố vào đầu tháng 8/2013, thì Việt Nam đứng đầu trong danh sách các quốc gia thường xuyên bị tấn công mạng.

Còn theo Công ty An ninh mạng Bkav, tính từ đầu năm đến nay, mỗi tháng, trung bình có khoảng 300 vụ tấn công mạng. Tuy nhiên, Bkav cho rằng, đây mới chỉ là số liệu thống kê được khi các trang web bị treo hoặc ngừng hoạt động tạm thời, còn thực tế số vụ tấn công, ăn cắp dữ liệu của các cơ quan, doanh nghiệp còn cao hơn nhiều.

Và trong vòng 1 năm qua, virus, mã độc đã gây thiệt hại gần 8.000 tỷ đồng cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Đó là lý vì sao thời gian qua, hàng loạt doanh nghiệp liên tục rơi vào khủng hoảng bảo mật thông tin trầm trọng.

Vừa qua, Công ty Điện tử viễn thông Hải Đăng đã làm đơn tố cáo gửi Bộ Công an đề nghị điều tra làm rõ việc bị hacker tấn công vào “văn phòng điện tử” đánh cắp nhiều thông tin, dữ liệu quan trọng, trong đó có chiến lược kinh doanh của Công ty, dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đồng.

Hiện có hai loại hacker thường được nhắc đến. Thứ nhất là hacker mũ trắng - đây là những người mà hành động thâm nhập, thay đổi hệ thống của họ được xem là có mục đích tốt. Còn loại thứ hai là hacker mũ đen - đây là những người có hành động thâm nhập với mục đích phá hoại.

Theo dự đoán, các hacker mũ đen sẽ ngày càng lộng hành hơn do có sự hỗ trợ đắc lực và toàn diện của công nghệ thông tin bậc cao. Và như vậy, cuộc chiến chống tin tặc sẽ dài hơi và ngày càng phức tạp hơn.

Các doanh nghiệp cần làm gì để phòng và chống được vấn nạn này? Chương trình Chìa khóa thành công - CEO phiên bản 2013, phát sóng trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra một số giải pháp vượt qua khủng hoảng về bảo mật thông tin. Chương trình tuần này sẽ được phát sóng vào 10h sáng Chủ nhật (1/9) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (2/9).

Gặp họa vì khủng hoảng truyền thông
Không ít doanh nghiệp (DN) đã gặp họa vì những tin đồn thiếu căn cứ được lan truyền nhanh trên các phương tiện truyền thông và trên cả các trang...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư