-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công
Với việc hoàn thành công tác đổ bê tông cọc khoan nhồi đầu tiên tại mố M1, cầu La Man (Km388 + 20) vào đầu tuần này, TCT Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) đã có được “sản phẩm” đầu tiên tại Dự án BOT mở rộng Quốc lộ 1, đoạn Nghi Sơn - Cầu Giát với tổng mức đầu tư 3.627 tỷ đồng.
Dự án Mở rộng Quốc lộ 1, đoạn Nghi Sơn - Cầu Giát |
“Quá trình đổ bê tông được tiến hành thuận lợi dưới sự giám sát chặt chẽ của tư vấn giám sát và ban điều hành. Hạng mục này tuy nhỏ, nhưng đánh dấu sự khởi đầu suôn sẻ của Dự án”, ông Lê Ngọc Hoa, Tổng giám đốc Cienco4 cho biết.
Đây cũng là hạng mục đầu tiên của đại công trình mở rộng Quốc lộ 1, đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ được hoàn thành kể từ ngày khởi công Dự án thành phần đầu tiên vào tháng 3/2013.
Theo ông Hoa, mặc dù chưa nhận được giấy chứng nhận đầu tư, cũng như ký được hợp đồng tín dụng với nhà tài trợ vốn cho Dự án (BIDV), nhưng Cienco4 vẫn chủ động ứng vốn để triển khai thi công.
Không chỉ Cienco4, các nhà đầu tư của 15 dự án BOT mở rộng Quốc lộ 1 và 3 dự án BOT mở rộng Quốc lộ 14 khác cũng đang rốt ráo hoàn tất công tác chuẩn bị, để có thể triển khai thi công đại trà trong thời gian sớm nhất.
Ngoài “cú hích” nhỏ trên công trường, các nhà đầu tư hai đại dự án nói trên cũng vừa chính thức đón nhận thêm một loạt cơ chế quản lý và thực hiện đặc thù với nhiều ưu đãi được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Văn bản 979/TTg - KTN.
Sở dĩ phải dùng từ chính thức là bởi văn bản trên đã pháp lý hóa và cụ thể hóa các quy định về quản lý và thực hiện các dự án BOT Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 được đề cập trong Thông báo 373/TB-VPCP, ngày 8/12/2012 của Văn phòng Chính phủ. Trên thực tế, các ưu đãi này cũng đã sớm “đi vào” các hợp đồng BOT nguyên tắc được ký bởi Bộ Giao thông - Vận tải và các nhà đầu tư trong thời gian nửa đầu năm 2013.
Theo ông Lâm Văn Hoàng, Phó trưởng ban Quản lý dự án PPP (Bộ Giao thông - Vận tải), các nhà đầu tư tham gia bỏ vốn vào Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Hà Tĩnh - Cần Thơ và Quốc lộ 14 được hưởng khá nhiều chính sách ưu đãi mà Chính phủ vừa chấp thuận.
Cụ thể, các nhà đầu tư được phép thu phí hoàn vốn Dự án với mức giá bằng 3,5 lần giá vé theo quy định tại Thông tư 90/2004/TT - BTC của Bộ Tài chính. Mức giá vé được phép 3 năm điều chỉnh một lần, mỗi lần tăng 15%.
Liên quan tới phương án tài chính của các hợp đồng BOT, Chính phủ cho phép khống chế thời gian hoàn vốn dưới 25 năm; mức lãi vay huy động vốn cho Dự án được xác định thông qua đàm phán giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Mức lãi suất đàm phán sẽ được tham khảo dựa trên mức lãi suất cho vay trung hạn cùng kỳ hạn bình quân của ít nhất 3 tổ chức tín dụng không liên quan tới nhà đầu tư.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý để Bộ Giao thông - Vận tải áp dụng hình thức chỉ định thầu lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức rút gọn và không giảm 5% giá dự toán.
“Đây là những cơ chế, chính sách hợp lý để động viên nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần bỏ vốn đầu tư vào hai công trình trọng điểm quốc gia này”, ông Bùi Pháp, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long - Gia Lai (đơn vị tham gia đầu tư một dự án thành phần BOT mở rộng Quốc lộ 14), đánh giá.
Đối với các nhà đầu tư là các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, “vòng kim cô” về việc đầu tư vốn cũng được cởi bỏ khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho các đơn này được huy động vốn cho các dự án BOT vượt quá 3 lần vốn điều lệ của công ty.
Để dòng vốn cho hai dự án sớm được “đổ” nhiều hơn, mạnh hơn ra công trường, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận đầu tư, yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư ký hợp đồng vốn với nhà tài trợ.
Trước lo ngại về nguy cơ vỡ tiến độ các dự án do vướng mặt bằng, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc thành lập Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng, tái định cư tại các địa phương và huy động vốn ngân sách địa phương, nguồn vốn hợp pháp khác để khẩn trương xây dựng các khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Theo thông tin của Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, vào đầu tuần tới, tại Đà Nẵng, đích thân Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị Triển khai công tác giải phóng mặt bằng Dự án Mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 với sự tham gia của lãnh đạo các tỉnh có tuyến đường đi qua.
Anh Minh
-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Đà Nẵng: 51 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ -
Quảng Ngãi: Góp ý bổ sung đối với hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị 1.355 ha
-
Ninh Thuận đã thu hút được 472 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 238.000 tỷ đồng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
Bình Định hủy thông báo mời thầu, dừng lựa chọn nhà đầu tư nhà máy xử lý rác 1.500 tỷ -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun -
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử