
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
![]() |
Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 gấp rút thi công những kilomet cuối cùng nhằm hoàn thiện toàn tuyến trong năm 2023 |
Tín hiệu tích cực
Dấu hiệu đã ngày càng tích cực hơn, khi theo số liệu của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm đạt trên 215.578 tỷ đồng, bằng gần 30,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cao hơn tỷ lệ đạt được của cùng kỳ năm 2022 - 27,75%). Đặc biệt, xét về giá trị tuyệt đối, giải ngân vốn đầu tư công nửa đầu năm cao hơn so với cùng kỳ năm trước trên 65.000 tỷ đồng.
Tháng 6 chính là tháng giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh nhất, tăng trên 8%, cao hơn gần gấp đôi tốc độ giải ngân bình quân những tháng trước đó. “Điều đó cho thấy những chuyển biến tích cực trong giải ngân vốn đầu tư công”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nói và cho rằng, nguyên nhân là các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt thực thi các giải pháp thúc đẩy giải ngân mà Chính phủ đã chỉ đạo ngay từ đầu năm.
Không chỉ giải ngân vốn đầu tư công nói chung tích cực, mà thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tiến độ triển khai các dự án trọng điểm cũng đang được đẩy nhanh. Chẳng hạn, Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, chỉ còn một số công trình hạ tầng kỹ thuật đang di dời. Ước giải ngân đến cuối tháng 6/2023 của các dự án này đạt 82,7% kế hoạch được giao.
Trong khi đó, với Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, 6 tháng đầu năm nay giải ngân đạt 45,8% kế hoạch năm 2023 được giao.
Chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông - vận tải mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ sự vui mừng khi thời gian gần đây, nhiều dự án trọng điểm đã được khởi công xây dựng, như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đặc biệt là đường Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội…
Chưa kể, đã có 4 dự án thành phân thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 được khánh thành trong quý II/2023, với chiều dài 312 km…
“Chúng tôi cam kết với Chính phủ là sẽ cùng các tỉnh trong vùng dự án đi qua toàn tâm, toàn ý đốc thúc, sáng tạo để Dự án Vành đai 3 sẽ thông xe vào cuối năm 2025, hoàn thành vào năm 2026”, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM nói.
Theo ông Mãi, 6 tháng đầu năm, tuy giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM chưa đạt mục tiêu 35% kế hoạch được giao, chỉ đạt 23%, tương đương 14.000 tỷ đồng, nhưng đã tăng mạnh so với năm ngoái (cùng kỳ năm ngoái giải ngân được 6.000 tỷ đồng). “Chúng tôi sẽ tập trung cao độ để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công”, ông Mãi nhấn mạnh.
Dồn lực cho giải ngân vốn đầu tư công
Không chỉ TP.HCM, mà nhiều địa phương trong cả nước đã cam kết và đang nỗ lực để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Phú Yên là một ví dụ. Lãnh đạo tỉnh này vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phân công cụ thể lãnh đạo phụ trách trực tiếp, thường xuyên giám sát, kiểm tra hiện trường để kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, bất cập, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn của từng nhiệm vụ, dự án. Tỉnh cũng tính đến phương án xử lý và thay thế chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân nếu cố tình cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công…
Trong khi đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, Thành phố đang rà soát lại toàn bộ vấn đề phân cấp, ủy quyền, đẩy mạnh kỷ cương, kỷ luật đầu tư công. “Chúng tôi không chỉ thúc đẩy giải ngân đầu tư công, mà cả đầu tư ngoài ngân sách. Hà Nội đã điểm danh trên 700 dự án chậm, muộn, có những dự án chậm, muộn 20 năm rồi. Đợt này sẽ phải tập trung xử lý”, ông Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.
Thực tế, bên cạnh các địa phương giải ngân tốt, vẫn có những địa phương giải ngân khá ì ạch. Hiện có tới 45 bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước (gần 30,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Thậm chí, có những địa phương giải ngân rất thấp, như Quảng Trị (13,09%), Tuyên Quang (14,4%), Đà Nẵng (13,97%)… Chưa kể, vẫn còn một ngân khoản không nhỏ (trên 72.695 tỷ đồng, chiếm 10,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) chưa được các bộ, ngành, địa phương phân giao chi tiết.
Nền kinh tế đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2023 chỉ ước đạt 3,72%. Điều này khiến mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng 6,5% vô cùng thách thức. Vấn đề nằm ở chỗ, trong 3 động lực tăng trưởng là xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư, thì 2 động lực xuất khẩu và tiêu dùng đang suy yếu, chỉ có thể trông chờ nhiều nhất vào đầu tư.
Các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều khuyến nghị, để thúc đẩy tăng trưởng, buộc phải thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Chính phủ cũng đặt mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công trong năm nay. Đây là một nhiệm vụ rất thách thức, bởi tổng nguồn lực đầu tư công của kế hoạch năm 2023 là trên 711.000 tỷ đồng. Ngân khoản còn lại phải giải ngân là rất lớn, chưa kể, nguồn lực thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 - 2024 buộc phải giải ngân trong năm nay.
“Đây là nhiệm vụ rất nặng nề trong những tháng cuối năm, đòi hỏi tất cả các cấp, các ngành tiếp tục nỗ lực thực hiện các giải pháp đã đề ra”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Theo Thứ trưởng, kể từ năm 2021 tới nay, giải ngân vốn đầu tư công thường đạt trên 90% kế hoạch được giao. “Đó là cơ sở để chúng ta có niềm tin từ nay đến cuối năm, sẽ đạt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đề ra”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhận định.
Theo Thứ trưởng, gần đây, với sự đôn đốc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nhiều dự án trọng điểm ngành giao thông đã được khởi công và đây là tín hiệu tốt. Khi dự án bắt đầu được khởi công, toàn bộ phần tiền giải ngân giai đoạn đầu của dự án sẽ tập trung vào giải phóng mặt bằng, tức là sẽ được giải ngân ngay lập tức mà không phụ thuộc vào tiến độ thi công, do đó giúp cho khối lượng giải ngân vốn đầu tư công sẽ tích cực hơn.

-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort