-
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Quyết định bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ -
Trung ương giới thiệu nhân sự quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIV -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn tại Liên hợp quốc -
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc -
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Long An
Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của các trường đại học được áp dụng từ năm 2006, và đã được luật hóa trong Luật Giáo dục đại học (GDĐH), nhưng đến nay các trường đại học đã tự chủ vẫn loay hoay về vấn đề tài chính.
Hội thảo Cơ chế tự chủ đối với các đại học công lập vừa được Kiểm toán Nhà nước tổ chức |
Không sửa luật thì xin... không tự chủ
Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM, PGS. Phan Thị Bích Nguyệt khẳng định, trao quyền tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tài chính cho trường đại học là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của các trường đại học trên thế giới vì chỉ khi có quyền tự chủ cơ sở giáo dục đại học mới nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ công, tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận dịch vụ đào tạo chất lượng cao.
Là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc tự chủ, bà Nguyệt cho biết, Trường đại học Kinh tế TP.HCM phải vượt qua hết chướng ngại vật này đến chướng ngại vật khác vì mặc dù tự chủ nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ quy định về đầu tư, mua sắm, đấu thầu… của các luật hiện hành.
“Chúng tôi không ngại khó, không ngại khổ, không ngại “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu mà ngại sự bất hợp lý, bất nhất giữa các luật liên quan đến đầu tư, đầu tư công, đấu thầu, đấu giá... Luật GDĐH quy định rõ khi tự chủ các cơ sở GDĐH được quyền tự chủ cái gì, nhưng Luật GDĐH không phải là “luật mẹ” của các luật khác nên vẫn phải thực hiện tất cả các luật khác trong việc chi tiêu, đầu tư, mua sắm. Cái khó là nếu làm đúng tất cả các luật thì việc thực hiện tự chủ rất hạn chế, còn nếu không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, khi Kiểm toán nhà nước vào kiểm toán chắc chắn sẽ bị kết luận là không thực hiện đúng quy định của pháp luật, chắc chắn sẽ bị kiến nghị xử lý tài chính”, bà Nguyệt lo ngại.
Bà Nguyệt chia sẻ, nhiều lần bàn về vấn đề này, bà đã phát biểu thẳng thắn với các cấp có thẩm quyền là nếu không sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành về quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư mua sắm thì Trường đại học Kinh tế TP.HCM xin không tự chủ nữa.
Chia sẻ với khó khăn này, tại cuộc hội thảo Cơ chế tự chủ đối với các đại học công lập vừa được Kiểm toán Nhà nước tổ chức, ông Đoàn Xuân Tiên, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước chia sẻ, khi đi kiểm toán biết là nhiều cơ sở GDĐH “phá rào” vì nhiều quy định tại các luật chuyên ngành không phù hợp với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, biên chế, tổ chức nhưng rất khó xử lý vì “án tại hồ sơ”.
“Theo quy định, thời gian đứng lớp của giảng viên không quá 300 giờ/năm, nhưng có trường hợp ngoài thời gian đứng lớp, giảng viên còn tham gia hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh, tham gia các hội đồng, hướng dẫn đề tài, phản biện đề tài… quy ra thì thời gian đứng lớp trên 1.000 giờ, số tiền “vượt định mức” trả cho giảng viên rất khó kiến nghị khi xử lý tài chính”, ông Tiên cho biết.
Tự chủ vẫn phải xin ý kiến cơ quan chủ quản
Thí điểm cơ chế tự chủ giai đoạn 2011-2015 đồng nghĩa với việc mỗi năm Đại học Bách khoa Hà Nội bị cắt giảm 120 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Việc bị cắt giảm mạnh nguồn chi từ ngân sách nhà nước, theo TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, là không đáng ngại, vì là một trong những trung tâm đào tạo có danh tiếng nên nguồn thu từ học phí cũng tạm đủ trang trải. Nhưng cái đáng ngại nhất là cũng như các cơ sở GDĐH trên cả nước, mặc dù đã được giao tự chủ cả tài chính, tổ chức, lẫn biên chế nhưng động đến cái gì, đặc biệt những thứ liên quan đến tài chính, đầu tư, chi tiêu cũng phải xin ý kiến cơ quan chủ quản (bộ, ngành hoặc UBND cấp tỉnh) nên mất rất nhiều thời gian.
“Nên phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa cho các đơn vị tự chủ, đặc biệt là các đơn vị tự chủ 100% về chi thường xuyên lẫn chi đầu tư”, ông Tớp đề xuất.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để hình thành nên một trung tâm GDĐH chất lượng cao là phải có đội ngũ giảng viên giỏi, nhưng ông Tớp cho biết, vài năm nay Trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã bị mất cả chục giảng viên thuộc loại giỏi nhất trường vì với mức lương mà trường trả thì khó lòng giữ chân được người tài cho dù họ có tâm huyết với trường đến mấy vì các cơ sở GDĐH dân lập, đặc biệt là các cơ sở GDĐH có liên doanh, liên kết với nước ngoài sẵn sàng trả mức thu nhập cao hơn gấp nhiều lần.
“Nhiều trường đại học tự chủ cũng muốn trả thù lao xứng đáng cho người có thực tài nhưng không làm được vì… vướng cơ chế”, ông Tớp cho biết.
Ông Đoàn Xuân Tiên thừa nhận, với cơ chế đãi ngộ như hiện nay, mặc dù có giải quyết linh động thì nhiều cơ sở GDĐH khó lòng giữ được người tài.
“Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay bị ràng buộc bởi rất nhiều quy định của pháp luật liên quan đến ngân sách, đấu thầu, đầu tư công, mua sắm công… Khi đi kiểm toán, nếu cơ chế, chính sách nào chưa phù hợp với thực tế chúng tôi đều kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Nhưng cơ chế chưa sửa, cho dù là cơ chế không hợp lý thì đơn vị nào “vượt rào” chúng tôi buộc phải kiến nghị xử lý tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tình huống cụ thể và phải xem xét thấu đáo có tình, có lý”, ông Tiên cho biết.
Cùng với Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP.HCM không chịu sự quản lý bởi bộ chủ quản, nhưng ông Nguyễn Ninh Thuỵ, Trưởng ban Kế hoạch - Tài chính Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, không chịu sự giám sát, quản lý của bộ ngành chủ quản nhiều khi còn “khổ hơn” với những đơn vị có cơ quan chủ quản.
“Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia TP.HCM không phải là cơ quan cấp bộ, không phải là cơ quan cấp trung ương và cũng không phải là UBND cấp tỉnh vì vậy bất cứ cái gì cũng phải trình lên Chính phủ giải quyết. Trước khi Chính phủ quyết định thì vấn đề mà chúng tôi trình lên phải được gửi cho các bộ ngành xin ý kiến nên còn mất thời gian hơn đơn vị có cơ quan chủ quản”, ông Thụy phát biểu.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn tại Liên hợp quốc -
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc -
Xây dựng Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn là trung tâm dịch vụ cửa khẩu, logistics -
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Long An -
Hà Nội kiểm kê chuyên đề quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay -
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM thừa nhận thu phí tại trạm BOT Phú Hữu còn bất cập -
Trung ương thảo luận về công tác nhân sự, quy chế bầu cử trong Đảng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/9 -
2 Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Nỗi đau của người lượm ve chai -
3 Khẩu vị đầu tư bất động sản: Người nước ngoài “bỏ làng”, người Việt “bỏ phố” -
4 Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán kỳ vọng vào 2 nhóm cổ phiếu -
5 Bắc Ninh xin đầu tư cao tốc Vành đai 4 - Quốc lộ 18 trị giá 3.600 tỷ đồng
- BOSCH khai trương cửa hàng trải nghiệm đồ gia dụng đầu tiên tại Việt Nam
- C.P. Việt Nam chung tay hướng về miền Bắc thương yêu
- DKSH Việt Nam khai trương Trung tâm phát triển và sáng tạo của ngành nguyên liệu hóa chất
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024