-
Đường sắt tốc độ cao: Nhận chuyển giao công nghệ sẽ đảm bảo tiến độ -
An Giang có tân Phó chủ tịch UBND tỉnh -
APEC có ý nghĩa quan trọng, chiến lược đối với Việt Nam -
Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Đại biểu lo ngại giá đất tiếp tục sốt -
"Thành công của Bitel cho thấy tiềm năng và trí tuệ Việt Nam trên trường quốc tế" -
Thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Cân nhắc đối với đất chuyên trồng lúa và đất rừng
1.
Một ngày cuối tháng 5/2017, ngay sau phiên thảo luận đầu tiên về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV, một cuộc “họp báo” đặc biệt được tổ chức ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mà thực ra cũng không hẳn là một cuộc họp báo, nói chính xác hơn, đó là một cuộc gặp gỡ thân mật và chân tình của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng với một số cơ quan thông tấn báo chí.
Đây có lẽ là cuộc gặp đầu tiên, một cách chính thống giữa Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng với các cơ quan báo chí, kể từ ngày ông nhậm chức Bộ trưởng của một bộ đóng vai trò tham mưu cho Chính phủ về các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô. Mục đích cuộc gặp ấy cũng không gì khác là chia sẻ một cách thẳng thắn về các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Cuộc gặp mặt đoàn báo chí, doanh nghiệp đồng hành cùng APEC. |
Trước cuộc gặp ấy, nói đúng hơn là ngay sau khi những số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2017 được công bố, không ít quan điểm cho rằng, nền kinh tế sẽ không thể về đích kế hoạch năm 2017. Thảo luận tại Quốc hội, cũng không ít ý kiến của đại biểu lo ngại, tăng trưởng kinh tế năm nay khó đạt mục tiêu 6,7%.
Băn khoăn, nghi ngại cũng đúng, bởi nền kinh tế quả thực đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, để tăng trưởng bình quân trên 7% trong 3 quý cuối năm là không hề dễ dàng. Ngay cả các nhà báo, nhất là những người có thâm niên, cũng không phải không có lúc cảm thấy hoài nghi khả năng đạt được mục tiêu này.
Nhưng, nghe Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ, mới hiểu vì sao Chính phủ quyết tâm đạt được mức tăng trưởng 6,7%. Không tăng trưởng ở mức ấy, sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả 5 năm 2016 - 2020. Nếu không tăng trưởng cao, không phát triển nhanh, rất khó thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực đang có nhiều cải cách và tiến bộ…
Và cũng hiểu rằng, quyết tâm mà Chính phủ đặt ra là có cơ sở, căn cứ cả vào tình hình kinh tế thế giới và diễn biến kinh tế Việt Nam, chứ không phải là “nói lấy được”. Nghe Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói để hiểu rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,7% không phải là nhiệm vụ bất khả thi. Tất nhiên, khó khăn còn lớn, nên rất quan trọng, phải tạo được sự đồng thuận trong xã hội; tất cả mọi cấp, ngành, mọi doanh nghiệp và người dân đều hiểu và chung tay nỗ lực cùng Chính phủ. Chỉ một vài cánh tay buông lơi, chỉ thêm một vài lời bàn lùi, rất có thể, quyết tâm ấy của toàn bộ máy chính trị bị ảnh hưởng.
Hiểu, nên hôm sau và những hôm sau nữa, nhiều thông tin được đăng tải trên các tờ báo hàng đầu Việt Nam theo hướng chia sẻ với quyết tâm của Chính phủ, thấu hiểu các giải pháp điều hành kinh tế mà Chính phủ đã ban hành, đặc biệt là Chỉ thị 24 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017.
Từ đó, một cách rất rõ ràng, các bài báo đã được đăng tải đã góp phần quan trọng được sự đồng thuận trong xã hội, để toàn bộ máy chính trị hiểu và quyết tâm thực hiện thành công Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.
Năm 2017 mới đi được một nửa chặng đường. Phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng có được sự đồng thuận hôm nay của xã hội với các giải pháp điều hành của Chính phủ, hẳn nhiên, các cơ quan báo chí có đóng góp không nhỏ. Một chút tự hào nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 và thêm hiểu vì sao, trong các giải pháp điều hành kinh tế, Chính phủ bao giờ cũng nhắc đến vai trò của báo chí, trong việc tạo sự đồng thuận trong xã hội. Tạo được sự đồng thuận, gây dựng được niềm tin, là đã có được một nửa thành công…
2.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào cuối tuần qua đã chỉ đạo tạm dừng hoạt động xây dựng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf, như khu biệt thự, chung cư, nhà hàng, khách sạn, trường học... tại dự án sân golf trong Sân bay Tân Sơn Nhất. Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông - Vận tải chủ trì thuê tư vấn chuyên ngành nước ngoài có đủ năng lực, kinh nghiệm để khảo sát, nghiên cứu đề xuất các phương án mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất cả về phía Bắc (khu vực sân golf) và phía Nam, nhằm nâng tổng công suất đạt khoảng 45 triệu khách/năm.
Một quyết định được cho là sáng suốt và rất hợp lòng dân, bởi bao lâu nay, chuyện sân golf ở Sân bay Tân Sơn Nhất đã gây không ít bức xúc trong dư luận. Mà chuyện ấy được dư luận biết tới, cũng là nhờ các nhà báo, bằng sự tận tụy, công tâm và dũng cảm của mình, đã phát hiện, đi đến cùng của sự việc và phản ánh trên các phương tiện truyền thông.
Không chỉ là chuyện sân golf ở Sân bay Tân Sơn Nhất. Dư luận từng xôn xao vụ ông chủ quán cafe Xin Chào bị truy tố vì tội kinh doanh trái phép. Cũng từng bức xúc khi chuyện Formosa xả thải ra môi trường bị phát giác. Tất cả, thật kỳ diệu, đều là từ sự phát hiện của các cơ quan báo chí.
Bởi thế, nếu có hỏi vai trò của báo chí ở đâu, trong thúc đẩy kinh tế - xã hội thì chính là ở đấy. Phát hiện và đi đến cùng những vụ việc như vậy chính là cách để các cơ quan báo chí đồng hành với doanh nghiệp, với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Vụ quán cafe Xin Chào nếu không được làm rõ, môi trường đầu tư - kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng, có một vết tối màu khó rửa. Chuyện Formosa nếu không phát hiện kịp thời, không chỉ người dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng, mà cả nền kinh tế bị ảnh hưởng, môi trường Việt Nam bị ảnh hưởng... Từ chuyện của Formosa, bao bài học được rút ra trong quản lý kinh tế, rằng phải thẩm định kỹ các dự án đầu tư, rằng không đánh đổi lợi ích trước mắt với môi trường...
Chính các cơ quan báo chí chứ đâu, đã làm được những điều tuyệt vời đó...!
3.
Khi các cơ quan báo chí Việt Nam đang náo nức kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, một cuộc gặp đặc biệt giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các cơ quan báo chí đã được tổ chức tại Văn phòng Chính phủ. Ở đó, rất nhiều chia sẻ chân tình, động viên đã được người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
“Tôi tin tưởng rằng báo chí, doanh nghiệp sẽ mãi là những người bạn đồng hành trên bước đường hội nhập vì sự nghiệp phát triển của chính mình và phồn vinh của đất nước”. Ngay lập tức, thông điệp ấy của Thủ tướng được đông đảo các cơ quan truyền thông chia sẻ trong các bản tin của mình. Nhưng quan trọng, nghe những lời chân tình ấy từ Thủ tướng, các nhà báo cảm thấy ấm lòng hơn bao giờ hết, vì vai trò, vị trí của mình đã được khẳng định.
Vai trò đó, như Thủ tướng đã nhấn mạnh, càng đặc biệt hơn trong thời điểm cả nước đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, cần phát huy đồng bộ mọi nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bởi, sự nghiệp đó cần sự tham gia tích cực, đồng bộ của báo chí, doanh nghiệp, với sự thay đổi mạnh mẽ hơn, tiếp cận những cái mới để truyền tải, tạo cảm hứng, góp phần định hướng mọi cá nhân, cộng đồng xã hội, phát huy tinh thần, khả năng sáng tạo, chung sức, chung lòng xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Ông nói: “Tôi tuy bận, nhưng lúc nào cũng đọc báo trước khi đi làm. Nhiều vấn đề chúng ta phát hiện qua báo chí. Chính sách hình thành nên từ đây, từ kênh báo chí quan trọng”.
Ông cũng nói: “Làm thương trường cũng khổ lắm, cũng rủi ro lắm. Mình phải thông hiểu cái này để tạo điều kiện, tạo niềm tin xã hội, niềm tin thị trường, niềm tin bảo vệ cái đúng. Báo chí có vai trò quan trọng đối với vấn đề này”.
Còn gì hơn thế, khi trong những ngày này, được nghe những lời như vậy từ người đứng đầu Chính phủ? Mỗi nhà báo hẳn thấu hiểu hơn vai trò và trách nhiệm của chính mình, để giữ tâm sáng, bút sắc, đồng hành với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
"Thành công của Bitel cho thấy tiềm năng và trí tuệ Việt Nam trên trường quốc tế" -
Hà Nội sắp khởi động tuyến đường sắt chạy thẳng đến sân bay Nội Bài -
Thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Cân nhắc đối với đất chuyên trồng lúa và đất rừng -
Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025: Bội chi 3,8%, chưa tăng lương khu vực công -
Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam ra nghị trường: Khởi công năm 2027, hoàn thành năm 2035 -
Chốt chỉ tiêu kinh tế - xã hội 2025: Tăng tốc để về đích, bước vào kỷ nguyên mới -
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/11 -
2 Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập -
3 Đón cơ hội “độc nhất vô nhị” trong ngành bán dẫn -
4 TP.HCM sắp đón “làn sóng” đầu tư từ Hoa Kỳ -
5 Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng: Thị trường hưng phấn và áp lực trong trung hạn
- Takeda được vinh danh “Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững”
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao học bổng cho 12 VĐV quốc gia
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang