-
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung
Đồng Nai sẽ tập trung nguồn lực triển khai nhanh các dự án giao thông quan trọng để tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế. |
Quy hoạch nhiều dự án lớn
UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, dự kiến tổng vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 của tỉnh là hơn 52.600 tỷ đồng. Nguồn vốn này chủ yếu đầu tư các dự án hạ tầng như đường, cầu, hệ thống cấp nước, thoát nước, hồ chứa nước, trạm y tế, trường học...
Đến cuối tháng 10/2020, nhiều dự án mới đang trong quá trình gấp rút hoàn thành hồ sơ và được chuyển tiếp qua giai đoạn tới để triển khai đầu tư. UBND tỉnh Đồng Nai cũng đang cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 nhiều dự án lớn trong lĩnh vực hạ tầng để bố trí vốn thi công và mời gọi đầu tư từ các nguồn vốn khác.
Theo ông Hồ Văn Hà, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp rất quan tâm đến các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn và đề xuất mong muốn thực hiện. Đơn cử, hiện có 7 doanh nghiệp lớn nộp hồ sơ xin tham gia đầu tư Dự án cầu Cát Lái.
Ông Huỳnh Tấn Lộc, Phó chủ tịch UBND TP. Biên Hòa cho biết, Thành phố đã hoàn thành danh mục dự án đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và đề xuất UBND tỉnh Đồng Nai bố trí vốn theo từng năm. Dự tính nguồn vốn đầu tư cho cả giai đoạn là gần 14.000 tỷ đồng. Ngoài ra, trên địa bàn TP. Biên Hòa còn có 8 dự án quan trọng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh quyết định đầu tư.
Thông tin mà Báo Đầu tư tìm hiểu, thì một số dự án có vốn đầu tư công lớn của tỉnh Đồng Nai trong những năm tới là đường ven sông Đồng Nai, đường ven sông Cái, đường trục trung tâm TP.Biên Hòa, đường liên cảng Phước An, cầu Cát Lái, đường 25C, 25B, các hệ thống thoát nước, xử lý nước thải...
Thêm nữa, UBND tỉnh Đồng Nai quy hoạch hàng loạt khu công nghiệp, khu đô thị, nên cũng cần nguồn vốn lớn đầu tư đường giao thông kết nối, điện, nước.
Ngoài ra, các huyện, thành phố cần nguồn vốn lớn để triển khai các dự án hạ tầng kỹ thuật trong 5 năm tới như TP. Biên Hòa, TP. Long Thành, các huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom.
Ông Nguyễn Thế Phong, Phó chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch cho biết, trong 5 năm tới, huyện này cần nguồn vốn hơn 10.000 tỷ đồng để đầu tư các tuyến đường, cầu để kết nối giao thông vùng. Hiện tại huyện Nhơn Trạch đang tiến hành cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch xây dựng cầu Cát Lái và đường liên cảng Phước An. Dự tính, cầu Cát Lái có tổng vốn đầu tư 7.200 tỷ đồng, đường liên cảng Phước An là 6.200 tỷ đồng...
Các địa bàn trọng điểm khác như các huyện Long Thành, Trảng Bom cũng có nhu cần được phân bổ, huy động nguồn vốn hàng ngàn tỷ đồng để triển khai các tuyến giao thông. Huyện Long Thành đang gấp rút hoàn thành hồ sơ thực hiện nhiều tuyến đường xung quanh Cảng hàng không quốc tế Long Thành nhằm tận dụng lợi thế từ dự án trọng điểm quốc gia này.
Tạo đà phát triển kinh tế
Các địa phương trong tỉnh Đồng Nai đang hoàn thành kế hoạch đăng ký vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Theo dự báo, nguồn vốn đầu tư cho 5 năm tới tăng 18.000 tỷ đồng so với giai đoạn trước.
Theo đó, nhiều dự án lớn như đường liên cảng Phước An, đường ven sông Cái, đường ven sông Đồng Nai, đường nối cầu Bửu Hòa - Quốc lộ 1K, đường trục trung tâm TP. Biên Hòa, hương lộ 2... chưa được triển khai theo kế hoạch dự kiến trước đó, nên sẽ phải tăng tốc trong giai đoạn tới.
Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh đã quy hoạch, nhưng chưa thực hiện được. Dự án kéo dài ảnh hưởng đến đời sống của người dân, cản trở phát triển kinh tế. Do đó, tỉnh Đồng Nai sẽ tập trung nguồn lực triển khai nhanh các dự án giao thông quan trọng để tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế.
“Việc xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm tạo thuận lợi cho giao thương và làm tăng sức hút hút đầu tư. Đơn cử, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thúc đẩy dòng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước vào địa bàn huyện Thống Nhất, TP.Long Khánh tăng cao. Hiện tại, 3 khu công nghiệp gần tuyến cao tốc này (Suối Tre, Long Khánh, Dầu Giây) đã gần lấp đầy. Nhiều khu công nghiệp đang được nhà đầu tư đề xuất quy hoạch mới và mở rộng để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng cao”, ông Dũng nói.
-
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA)
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo