-
Nhiều doanh nghiệp đến Đồng Nai đề xuất đầu tư khu công nghiệp -
Phân cấp cho địa phương thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ -
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024
Tại Tân Hồng, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh |
UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt Đề án Quy hoạch vùng huyện Tân Hồng gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đã ban hành Kết luận số 245-KL/TU xác định khu vực biên giới được quan tâm đầu tư phát triển đô thị và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông; phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ theo hướng đa dạng, hiện đại; huy động nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển toàn diện khu vực biên giới.
Đồng thời, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Hồng nhiệm kỳ 2020-2025 xác định nhiệm vụ hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm quan trọng, quyết định việc hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ các cấp. Do đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Huyện ủy Tân Hồng đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 4/3/2022 về xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025.
Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp, Tân Hồng đã có những khởi sắc trong xây dựng nông thôn mới. Hiện có 8/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100%, trong đó 4 xã được công nhận trong giai đoạn 2016 - 2021 (theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ); 4 xã được công nhận giai đoạn 2021-2023 (theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Huyện phấn đấu đến cuối năm 2024 hoàn thành hồ sơ để được công nhận huyện nông thôn mới.
Huyện Tân Hồng có 20 sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 1 sản phẩm OCOP đạt 4 sao, năm 2024 có thêm 5 sản phẩm; 100% sản phẩm OCOP của huyện được đưa lên sàn thương mại điện tử. Đến nay, trên địa bàn huyện có 236 doanh nghiệp. Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp tục được quan tâm hỗ trợ, phát triển. Trong năm 2024, huyện có 15 hợp tác xã và 77 tổ hợp tác với hơn 6.331 tổ viên, hoạt động trên nhiều lĩnh vực.
Hệ thống giao thông đảm bảo xe ô tô đi đến được trung tâm các xã và ấp, xe gắn máy đi đến các nơi có dân cư sinh sống. Các tuyến đường huyện, liên xã được láng nhựa, lát đan, rải đá... Việc giao thương, đi lại của người dân rất thuận lợi. Giao thương đi lại thông suốt tại các cửa khẩu quốc tế qua Campuchia thêm tấp nập và sôi động, góp phần đắc lực trong thu hút đầu tư, du lịch và kết nối vùng biên giới....
Trong quá trình triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, ngoài nguồn lực ngân sách nhà nước các cấp (trực tiếp và lồng ghép), Tân Hồng chủ động huy động đa dạng các nguồn lực khác, nhất là nguồn lực của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, người dân Tân Hồng xa quê thành đạt, mạnh thường quân... Để sử dụng hiệu quả tất các nguồn lực, thì tất cả các công trình đều lấy ý kiến người dân trước khi thực hiện, do đó được sự đồng tình và hưởng ứng tích cực của người dân.
Tổng vốn huy động từ năm 2011 đến nay là 2.626,740 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách trung ương 260,360 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 9,91%; ngân sách tỉnh 1.100,222 tỷ đồng, chiếm 41,89%; ngân sách huyện 601,684 tỷ đồng, chiếm 22,91%%; ngân sách xã 17,191 tỷ đồng, chiếm 0,65%%; vốn tín dụng 429,888 tỷ đồng, chiếm 16,37%; vốn huy động hợp pháp khác 217,395 tỷ đồng, chiếm 8,28%.
Từ khi triển khai xây dựng nông thôn mới, nhiều chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Trong lĩnh vực nông nghiệp, người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và phát triển bền vững, mở rộng liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị...
Trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại, xây dựng, nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh cá thể thành lập mới, hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 62,898 triệu đồng/người/năm, tăng 50,098 triệu đồng/người/năm so với năm 2011.
Ông Huỳnh Văn Nhã, Chủ tịch UBND huyện Tân Hồng cho biết, việc huy động nguồn đóng góp của nhân dân phục vụ xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”, với sự huy động đúng mức, đảm bảo công khai, dân chủ, đã khơi dậy nguồn lực và sự chủ động tham gia của người dân vào việc kiến thiết, xây dựng quê hương.
Nhiều xã đã có cách làm hay, sáng tạo trong huy động nguồn lực của nhân dân, động viên người dân xa quê thành đạt hỗ trợ kinh phí cùng với vốn lồng ghép các chương trình dự án để xây dựng nhiều công trình phúc lợi ở ấp, xã. Các nguồn vốn được quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích, công khai minh bạch, không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa Tân Hồng về đích trước thời hạn một năm.
-
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024 -
Khánh Hòa gặp khó khi tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư -
Bước nước rút trên các đại công trường cao tốc -
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Hải Dương đón nhiều doanh nghiệp lớn -
Doanh nghiệp đánh giá Đà Nẵng là điểm đến đầu tư hấp dẫn, đáng tin cậy -
Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E phải giải phóng mặt bằng xong trước 1/3/2025
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững