Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Đồng Tháp nghiên cứu, đánh giá tác động của Covid-19 đến phát triển kinh tế - xã hội
Huy Tự - 09/09/2021 17:42
 
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai Kế hoạch 272/KH-BNC ngày 7/9/2021, nhằm đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh.

Đồng Tháp cũng thành lập Ban nghiên cứu đánh giá tác động dịch Covid-19 do Chủ tịch UBND Tỉnh là Trưởng ban.

Theo đó, trên cơ sở tiến hành nghiên cứu, đánh giá chi tiết, toàn diện ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến phát triển ngành, lĩnh vực, đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, hướng đến xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững hơn, có khả năng thích ứng với các biến động từ bên ngoài và bên trong.

Đồng Tháp tiếp tục duy trì chưỗi cung ứng nông sản trong thời gian dịch bệnh kéo dài 

Các giải pháp, biện pháp cụ thể được đề ra để phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của UBND Tỉnh, nhằm thực hiện đạt hiệu quả “mục tiêu kép”, đảm bảo các nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân; duy trì, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng, phấn đấu hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và 5 năm (2021 - 2025).

Đồng thời nhận diện những cơ hội, yếu tố thuận lợi để chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết, nắm bắt thời cơ, thu hút đầu tư và nguồn lực bên ngoài. Kết quả nghiên cứu là cơ sở vững chắc để đề xuất các kịch bản, giải pháp, định hướng 2 phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tiếp theo.

Đối tượng nghiên cứu sẽ bao gồm: Các thành phần kinh tế, hộ dân cư, người lao động, với chuỗi thời gian nghiên cứu, đánh giá và đề xuất định hướng, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tỉnh Đồng Tháp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, dự báo chính xác tình hình, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu, định hướng trọng tâm, phù hợp với nguồn lực có thể huy động được.

Theo Kế hoạch lộ trình và tổ chức thực hiện gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: đánh giá tình hình và dữ liệu tác động của dịch Covid-19 năm 2020, năm 2021; đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể năm 2022 và những năm tiếp theo. Giai đoạn 2: đánh giá bổ sung, cập nhật kết quả đánh giá giai đoạn 1, hoàn chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Nhằm đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở xây dựng kịch bản ngắn hạn và dài hạn ứng phó với đại dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND Tỉnh, Trưởng ban nghiên cứu Kế hoạch cho biết thêm: Để nhận diện đúng định hướng những cơ hội, yếu tố thuận lợi để chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết, nắm bắt thời cơ, thu hút đầu tư và nguồn lực bên ngoài. Kết quả nghiên cứu là cơ sở vững chắc để đề xuất các kịch bản, giải pháp, định hướng 2 phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Đồng Tháp những năm tiếp theo. Do vậy yêu cầu đặt ra cho các tổ chức nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc, khách quan, chính xác, kịp thời, đầy đủ, phản ánh đúng mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Trong đó, tập trung phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập của nền kinh tế, của từng ngành, lĩnh vực và các đối tượng chịu tác động của dịch bệnh. Đảm bảo tính khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và xu thế phát triển chung của cả nước làm cơ sở để đề ra chính sách phù hợp và hiệu quả trong tình hình mới.

Theo ghi nhận tình hình phát triển kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm tại Đồng Tháp, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội, đến nay số lượng doanh nghiệp hoạt động theo phương án “4 tại chỗ” hiện còn 122 đơn vị, với số lượng công nhân hơn 14.700 người, công suất sản xuất của doanh nghiệp cũng giảm chỉ còn 40 - 50% so với trước đây.

Một số hoạt động hoàn toàn bị ngưng trệ (khách sạn, nhà hàng, du lịch) trong thời gian dịch bệnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ tiêu dùng trong tháng 8/2021 giảm 23,32% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn rất thấp so với kế hoạch đề ra, trong đó ngành giáo dục phải thay đổi nhiều phương thức và chuẩn bị các phương án để tổ chức dạy và học trong năm học mới 2021 - 2022...

Đồng Tháp: Nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử
Tỉnh Đồng Tháp đã ban hành nhiều kế hoạch nhằm hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiêu thụ nông sản trên hai sàn thương...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư