-
Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1): Từ bước chân đầu tiên đến Giải thưởng Sao Vàng đất Việt -
Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024: Cùng Việt Nam vươn cao -
Vietnam Airlines đạt tỷ lệ chuyến bay đúng giờ vượt trội so với toàn ngành -
Sao Vàng đất Việt trở thành biểu tượng thành công của doanh nghiệp -
Những dấu chân khát vọng của Sao Vàng đất Việt -
Cú bắt tay giữa CT Solar Home và các doanh nghiệp quốc tế về phát triển năng lượng mặt trời áp mái
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa nhận danh hiệu Địa phương tiêu biểu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2024 |
“Một cuộc cách mạng về tư duy và cách làm”
Phát biểu khi nhận danh hiệu “Địa phương tiêu biểu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2024”, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chia sẻ, Đồng Tháp có nền tảng phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, từ lâu đã gắn liền với hình ảnh của những người nông dân cần mẫn và sáng tạo. Tinh thần khởi nghiệp tại Đồng Tháp khởi nguồn từ công cuộc khai hoang vùng Đồng Tháp Mười, biến nơi đây thành một vựa lúa trù phú của cả nước. Tiếp nối tinh thần này, Đồng Tháp đang hướng tới một giai đoạn mới: nâng cao giá trị nông nghiệp thông qua các chuỗi giá trị hiện đại hơn, nhằm giúp người dân không chỉ trồng lúa, mà còn khai thác tối đa giá trị từ sản phẩm nông nghiệp, tạo thêm thu nhập và cơ hội phát triển bền vững.
Với quan điểm khởi nghiệp là khởi đầu của nghề nghiệp, Đồng Tháp chú trọng đơn giản hóa quy trình và khái niệm khởi nghiệp để người dân, đặc biệt là nông dân có thể dễ dàng tiếp cận. Từ đó, tinh thần khởi nghiệp được lan tỏa và phát triển trong cộng đồng, không giới hạn lứa tuổi, vùng miền, giới tính hay trình độ kiến thức. Mọi người, từ nông dân lớn tuổi đến những bạn trẻ đam mê đổi mới, đều có cơ hội tham gia và hiện thực hóa ý tưởng.
- 6 thương hiệu trong Top 100, gồm: Vĩnh Hoàn, I.D.I, Hùng Cá, Bích Chi, Trisedco, Sa Giang
- 3 thương hiệu trong Top 200, gồm: Phân bón Việt Nga, Gạo Chơn Chính, Nha Khoa Phương Thành
Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất mà Đồng Tháp phải đối mặt là tâm lý “tiểu nông”, e ngại chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, Đồng Tháp đã thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, thay đổi tư duy, mạnh dạn phát huy nguồn tài nguyên bản địa. Cùng với đó, là sự vào cuộc của cả hệ thống chính quyền để đồng hành và tạo niềm tin cho người nông dân khởi nghiệp.
Nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, Đồng Tháp đã sáng lập những tổ chức hỗ trợ đặc biệt, điển hình là mô hình Hội quán nông dân, Cà phê doanh nghiệp, Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu, hay 6 mô hình nổi bật trong tái cơ cấu nông nghiệp từ năm 2017 đến nay, như các mô hình tôm - lúa - sinh kế cho người dân vùng lũ; lúa - sen; “Cây xoài nhà tôi”; canh tác lúa lý tưởng tại Hợp tác xã Mỹ Đông II; “Ruộng nhà mình”; “Cây cam vườn tôi” và mô hình du lịch cộng đồng…
Đây là nơi kết nối những cá nhân, tổ chức có ý tưởng sáng tạo, giúp họ gặp gỡ, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp. Đồng thời, tỉnh cũng tổ chức nhiều cuộc thi khởi nghiệp, tạo sân chơi, cơ hội để người dân trình bày ý tưởng và hiện thực hóa ý tưởng. Những sáng kiến này tạo ra giá trị kinh tế, góp phần xây dựng một cộng đồng nông dân hiện đại, tự tin và gắn bó hơn với vùng đất quê hương.
Theo ông Nghĩa, khởi nghiệp tại Đồng Tháp không chỉ dừng lại ở mục tiêu kinh tế, mà còn là một cuộc cách mạng về tư duy và cách làm, đưa nông nghiệp lên tầm cao mới. Với nền tảng sẵn có, cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các tổ chức, chính quyền và doanh nghiệp, Đồng Tháp sẽ tiếp tục nỗ lực tiên phong trong phong trào khởi nghiệp nông nghiệp bền vững của cả nước.
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với giá trị văn hóa, du lịch
Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp, với gần 70% dân số sinh sống ở nông thôn, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai màu mỡ, cùng với lợi thế có nhiều địa danh, điểm du lịch, lễ hội... thuận lợi trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với du lịch nông thôn. Các giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa, ẩm thực đặc trưng Nam bộ... là những lợi thế để Đồng Tháp phát triển loại hình du lịch cộng đồng, sinh thái nông nghiệp.
Đến nay, Đồng Tháp đã có 357 danh mục sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP, trong đó, 1 sản phẩm đạt 5 sao, 81 sản phẩm đạt 4 sao, 275 sản phẩm đạt 3 sao. Các sản phẩm OCOP đã và đang góp phần tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, ẩm thực, du lịch, miền đất, con người Đồng Tháp đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước; góp phần gìn giữ, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương, từ đó thúc đẩy du lịch đất Sen Hồng và ngành kinh tế nông nghiệp phát triển.
Ông Huỳnh Kim Khuê, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Đồng Tháp cho biết, du lịch nông thôn, với 3 loại hình chủ đạo là du lịch cộng đồng, du lịch canh nông và du lịch sinh thái, rất phù hợp với điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của Đồng Tháp. Chương trình giới thiệu, kết nối các sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch đã và đang được các ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh chung tay thực hiện, bước đầu mang lại kết quả tích cực.
Xác định lợi ích khi “kết duyên” du lịch và xúc tiến sản phẩm OCOP, Đồng Tháp ưu tiên tổ chức những sự kiện xúc tiến thương mại gắn với không gian, sự kiện du lịch hướng tới du khách; đẩy mạnh liên kết vùng, kết nối cung - cầu giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nổi bật phải kể đến việc đưa vào hoạt động trung tâm giới thiệu đặc sản và du lịch tỉnh Đồng Tháp tại Hà Nội; trung tâm giới thiệu đặc sản, du lịch và ẩm thực Đồng Tháp và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại Phú Quốc; tổ chức các chương trình Tuần hàng cá tra/basa và đặc sản Đồng Tháp; tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước... Qua đó, góp phần hỗ trợ quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp từng bước vươn xa.
Thời gian tới, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Đồng Tháp sẽ kết hợp với TikTok tổ chức các chương trình đi thăm, trải nghiệm các điểm đến và mô hình tiêu biểu, tổ chức show truyền hình thực tế trên nền tảng TikTok live nhằm giới thiệu nghệ nhân, làng nghề, quảng bá về văn hóa, con người địa phương...
Đồng Tháp hiện có 154 điểm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng đang khai thác phục vụ khách du lịch và 39 làng nghề, làng nghề truyền thống. Các làng nghề gắn kết du lịch tiêu biểu là làng nghề truyền thống dệt chiếu (huyện Lấp Vò), làng nghề truyền thống trồng hoa kiểng (TP. Sa Đéc), làng nghề dệt choàng (huyện Hồng Ngự) vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia..., góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch của Đồng Tháp.
Góp ý cho định hướng phát triển du lịch của Đồng Tháp, các chuyên gia cho rằng, tỉnh cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu; nâng cao nhận thức của người dân về du lịch cộng đồng và chương trình OCOP; chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới và chương trình OCOP...
Cùng với đó, tỉnh cần định hướng cho doanh nghiệp phát triển các sản phẩm phù hợp; các địa phương cũng cần quan tâm, quy hoạch lại sản phẩm, có kế hoạch truyền thông hợp lý, tận dụng khoa học - công nghệ trong phát triển sản phẩm và xúc tiến quảng bá. Ngoài ra, có thể đầu tư mô hình lưu trú homestay tại các nhà vườn để kéo du khách ở lại lưu trú, khám phá lâu hơn; đẩy mạnh liên kết các nhà vườn để tạo thêm sản phẩm. Đặc biệt, cần có chiến lược phát triển sản phẩm, xác định sản phẩm đặc trưng, trọng điểm; hướng đột phá vào thực địa, thực cảnh, bản địa hóa sản phẩm để phù hợp với phát triển xanh.
Chỉ ra, du lịch Đồng Tháp đang thiếu hoạt động tại điểm đến, ThS. Nguyễn Trần Hoàng Phương (Viện Nghiên cứu du lịch xã hội) đề xuất tăng cường nguồn lực đầu tư, đầu tư thêm cơ sở vật chất tại các khu du lịch để tăng trải nghiệm cho du khách. Còn theo ThS. Trần Anh Tuấn (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng đổi mới sáng tạo doanh nghiệp), cần chuyển đổi mô hình kinh doanh du lịch kết hợp thương mại hóa sản phẩm OCOP và làng nghề. Việc xây dựng mô hình kinh doanh đổi mới giúp doanh nghiệp tái tạo kinh doanh cho hệ sinh thái tích hợp du lịch, sản phẩm OCOP và làng nghề.
Theo các chuyên gia, ngành du lịch Đồng Tháp cần tìm hiểu và nắm bắt xu hướng mới của khách du lịch, từ đó có giải pháp tiếp thị, kinh doanh hiệu quả. Ở các điểm du lịch miệt vườn, cần “thổi hồn văn hóa” vào các hoạt động du lịch, như giới thiệu sản phẩm, văn hóa ẩm thực, nét văn hóa, sinh hoạt độc đáo của địa phương. Các hợp tác xã, nhà vườn cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, như tạo mã QR, xây dựng các website để quảng bá, giới thiệu với khách tham quan về sản phẩm...
Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp khóa XI về phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2021 - 2025, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục củng cố và phát triển; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không ngừng được cải thiện, đóng góp nhiều cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Hệ sinh thái khởi nghiệp ngày càng được hoàn thiện và nâng chất; kết nối giữa khởi nghiệp và Chương trình OCOP đạt hiệu quả cao gắn với phát triển văn hóa - du lịch địa phương.
“Trong giai đoạn mới hiện nay, cần nhận diện đúng tình hình và đề ra các giải pháp phát huy hiệu quả, phát triển doanh nghiệp mạnh hơn; tăng cường hỗ trợ kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững”, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh.
-
Ladophar đạt chứng nhận Halal, mở rộng cơ hội xuất khẩu ra thị trường quốc tế -
Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành chăn nuôi Việt Nam -
Đồng Tháp tiên phong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp -
Đẩy nhanh viện trợ ứng phó khẩn cấp thảm họa thông qua giải pháp bảo hiểm -
Vina T&T thiệt hại vì bị giả mạo mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu -
TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình -
Các start-up công nghệ đang dần mất đi lợi thế
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024