Thứ Hai, Ngày 21 tháng 04 năm 2025,
Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan
Huy Tự - 20/04/2025 22:55
 
Đây là sự kiện chính trong chương trình “Đưa đàn sếu trở về” của tỉnh Đồng Tháp, hướng đến mục tiêu bảo tồn và phát triển hệ sinh thái môi trường bền vững của tỉnh, khi có sự tái tạo, chăm sóc và phát triển đàn sếu quay trở về với Vườn quốc gia Tràm chim.

Ngày 20/4/2025, tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan, sau thời gian cách ly tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Tại buổi lễ, Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Lâm đã tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ; đồng thời các đại biểu đã lần lượt đặt tên riêng cho 6 cá thể này.

Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Lâm tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ lãnh đạo vườn thú Nakhon Ratchasima, Thái Lan.

Các cá thể sếu khoảng 7 tháng tuổi, được nhân nuôi tại Vườn thú Nakhon Ratchasima, bao gồm 3 cá thể trống và 3 cá thể mái. Mỗi cá thể có trọng lượng khoảng 7kg, cao khoảng 1,5m, được vận chuyển về Việt Nam bằng đường hàng không.Theo đặc t sẽ bắt đầu sinh sản. Hiện 6 cá thể sếu này được nuôi  tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, dự kiến đến năm 2029, sẽ bắt đầu cho sinh sản lần đầu tiên.

Để đảm bảo sức khỏe cho sếu, các cá thể được nuôi nhốt tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ở khu riêng biệt, hạn chế người tiếp xúc. Tuy nhiên, mỗi chuồng có kết nối hệ thống camera để theo dõi sức khỏe của sếu từng ngày.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cho biết, đây là sự kiện rất quan trọng mở ra hướng đi để Đồng Tháp tiếp tục thực hiện mục tiêu cam kết, thỏa thuận trong Đề án; cơ hội thực hiện chương trình nghiên cứu về Sếu đầu đỏ dài hơi, khoa học, kỹ lưỡng từ khâu chăm sóc, nhân giống, bảo tồn, tái thả và kể cả hình thành hệ sinh thái sinh sống, ổn định cho Sếu đầu đỏ. Trong đó rất cần sự chung tay của các nhà khoa học, nhà quan lý, chính quyền và cộng đồng người dân địa phương.

Phó chủ tịch quốc hội  Lê Minh Hoan và các đại biểu thực hiện nghi thức công bố đặt tên 6 cá thể sếu.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng, sự kiện này là dấu mốc quan trọng, không chỉ đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Đồng Tháp mà còn là kết quả đặc biệt trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Đồng Tháp với Thái Lan. Đây không chỉ là một sự kiện khoa học, mà còn là minh chứng sinh động cho tinh thần hợp tác quốc tế, gắn kết khu vực, đồng thời truyền thông điệp đến cộng đồng về trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học.

Phó chủ tịch Quốc hội đã đặt tên Tha Vi cho 1 trong 6 con sếu. “Tha Vi” là từ viết tắt của từ “Thái” - Thái Lan và “Vi” là cách viết ngắn gọn của từ “Việt” - Việt Nam, thể hiện quan hệ ngoại giao hữu nghị giữa Việt Nam và Thái Lan, vừa gắn kết quê nhà - Vườn thú Korat, Thái Lan với “ngôi nhà mới” - Vườn Quốc gia Tràm Chim, Việt Nam.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong tặng kỷ vật biểu trưng sếu đầu đỏ cho đại biểu tại sự kiện.

Phó chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cũng kêu gọi tất cả các bên cùng chung tay trong công cuộc khôi phục và phát triển loài sếu đầu đỏ phương Đông - biểu tượng của sự may mắn và hy vọng.

“Chúng ta sẽ khôi phục thành công đàn sếu đầu đỏ, không chỉ cho Đồng Tháp, mà còn góp phần bảo vệ đa dạng sinh học của nước Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Đây còn là chỉ dấu cho tinh thần hữu nghị giữa Thái Lan và Việt Nam. Sự kiện tiếp nhận cá thể sếu hôm nay cũng là sự khởi đầu để mỗi chúng ta suy nghĩ lại hành động của mình để cùng gìn giữ, phục hồi hệ sinh thái, cũng là sự khởi đầu để mỗi chúng ta suy nghĩ lại hành động của mình để cùng gìn giữ, phục hồi hệ sinh thái.

Đồng Tháp công bố Đề án Bảo tồn phát triển sếu đầu đỏ
Dự kiến trong 10 năm triển khai Đề án 2022-2032, tỉnh Đồng Tháp sẽ có khoảng 100 cá thể sếu được nuôi và thả ra; có 50 cá thể có khả năng sinh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư