Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 26 tháng 11 năm 2024,
Đồng Tháp sẵn sàng đón đàn sếu đầu đỏ trở về
Huy Tự - 02/11/2024 12:28
 
Sếu đầu đỏ là biểu tượng văn hóa đặc trưng của xứ sở Đồng Tháp, nhưng trên hết bảo tồn loài chim di trú này còn là biểu tượng của vùng sinh thái xanh, là nơi “đất lành chim đậu”. Đồng Tháp đã và đang tận dụng các nguồn lực, sẵn sàng chuẩn bị điều kiện thuận lợi đón đàn sếu trở về.

Sáng 2/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Chương trình gặp gỡ các đơn vị đồng hành Đề án bảo tồn Sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia, Khu Ramsa Tràm Chim - Đồng Tháp, với đông đảo các tổ chức bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn sếu quốc tế, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tài trợ cho Đề án bảo tồn Sếu đầu đỏ Tam Nông - Đồng Tháp.

Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong phát biểu định hướng buổi Gặp gỡ

Mục tiêu giai  đoạn 2022 - 2028, tiếp nhận được 30 cá thể sếu 6 tháng tuổi từ Thái Lan nuôi chăm sóc và thả về thiên nhiên. Hoàn chỉnh cơ sở vật chất, chuồng trại phục vụ nuôi và thả sếu hướng đến mục tiêu phục hồi hệ sinh thái Tràm Chim. Đến năm 2028 dự kiến có khoảng 200 ha lúa sản xuất sinh thái tại vùng lân cận Vườn quốc gia Trà Chim, trong 5 năm đầu có thể cho sếu sinh sản và sống tốt. Giai đoạn 2029 - 2032, tiếp tục đàm phán với Thái Lan hỗ trợ tiêp nhận 30 cá thể sếu để gây nuôi, dự kiến sẽ sinh sản thêm khoảng 40 cá thể sếu từ đàn bố mẹ, xây dựng biểu độ sinh sản, kỹ thuật tự chăm sóc sếu, cho sinh sản và thả về thiên nhiên, biên soạn tài liệu, chuyển đổi vùng trồng, phát triển thủy sản tự nhiên bản địa dựa trên nền tảng lúa sinh thái - hữu cơ.

Phát biểu khai mạc buổi gặp gỡ, Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong phấn khởi cho biết, sếu đầu đỏ là biểu tượng văn hóa, tinh thần tâm linh, mang đậm nét đời sống xã hội của người Đồng Tháp. Cách đây 3 thập kỷ, có khoảng gần 500 cá thể sếu về định cư và sinh sôi tại vùng Tam Nông - Đồng Tháp Mười, nhưng theo thời gian những biến đổi của môi trường, khí hậu và tập quán canh tác sản xuất… đã ảnh hưởng đến môi trường sống của loài chim di cư này, nên đàn sếu về Đồng Tháp Mười hiện rất hạn chế.

Cuộc gặp gỡ thân tình thiết thực này với mục tiêu tìm giải pháp để phục hồi môi trường sinh thái bền vững vườn quốc gia Tràm Chim, kỳ vọng đón đàn sếu sẽ quay trở về và sinh sôi phát triển, qua đó hiện thực hóa và làm phong phú thêm hình ảnh một Đồng Tháp có môi trường sinh thái xanh để đón sếu trở về nơi “đất lành chim đậu”.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện chia sẻ tại buổi gặp gỡ

Ông Nguyễn Phước Thiện - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp được sự hỗ trợ của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế, kết hợp Hội bảo tồn sinh thái Thái Lan, các doanh nghiệp nhằm khôi phục hệ sinh thái quốc gia Tràm Chim, nhằm tạo điều kiện để đàn sếu quay về Đồng Tháp và sinh sôi phát triển vốn có như vài thập kỷ trước đây.

Đồng quan điểm trên, TS. Trần Triết, Giám đốc Chương trình bảo tồn Sếu Đông Nam Á - Hội Sếu quốc tế cho rằng, Đề án này không chỉ thả ra vài con sếu đơn lẻ, nhưng trên hết còn là phục hồi lại hệ sinh thái tiêu biểu Đồng Tháp Mười, là mục tiêu quan trọng nhất không chỉ tỉnh Đồng Tháp, vùng ĐBSCL và cả nước. Tỉnh Đồng Tháp đi tiên phong phát triển nông nghiệp sinh thái, nếu sếu sống định cư quanh năm và sinh sản thì đây là môi trường lý tưởng cho đàn sếu phát triển bền vững trong tương lai… 

Tiến sỹ Christopher Howe, Giám đốc vùng cảnh quan ĐBSCL, Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên trình bày tham luận tại buổi gặp gỡ

Tiến sỹ Christopher Howe, Giám đốc vùng cảnh quan ĐBSCL, Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên nhất trí và đồng hành với những mục tiêu của Đề án bảo tồn Sếu đầu đỏ và cam kết kêu gọi các tổ chức, các doanh nghiệp và tìm kiếm các nguồn tài trợ cùng đồng hành tài trợ cho Đề án để phát triển bền vững môi rường sinh thái của Đồng Tháp, ĐBSCL và cả nước.

Bà Lê Nhật Thùy, Phó tổng giám đốc cấp cao Công ty cổ phần CP Việt Nam - CP Group (đơn vị tài trợ chính của Đề án), cho biết rất hân hạnh và vinh dự góp phần nhỏ cùng đồng hành với tỉnh Đồng Tháp triển khai Đề án bảo tồn Sếu đầu đỏ vùng Đồng Tháp Mười. Đề án không chỉ bảo tồn ếu đầu đỏ quý hiếm cho Đồng Tháp, ĐBSCL, Việt Nam mà cả cho Đông Nam Á và thế giới. Bà Thuỳ cũng tin tưởng Đề án sẽ thành công như mục tiêu đề ra và CP Việt Nam cam kết tài trợ cho Đề án 1 triệu USD.

Kết luận buổi gặp gỡ, Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tin tưởng rằng, với quyết tâm định hướng của tỉnh Đồng Tháp và sự đồng hành hỗ trợ của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong nước, của cộng đồng doanh nghiệp trong, ngoài nước và người dân vùng dự án sẽ triển khai hiệu quả Đề án. Với tầm quan trọng đặc biệt của khí hậu đối với kinh tế và con người thì mức chi phí này là không quá cao. Trên thế giới và cả Việt Nam, có rất nhiều nỗ lực bảo tồn loài như vậy. Các nhà khoa học chỉ có thể đưa ra khuyến nghị, thực hiện hay không còn ở quyết tâm chính trị. Và Đồng Tháp có quyết tâm đó để thực hiện thành công mục tiêu Đề án bảo tồn sếu Đồng Tháp.

Air Mekong chính thức bị thu hồi giấy phép bay: Sếu đầu đỏ "tuyệt chủng"
Bộ Giao thông vận tải đã ra quyết định hủy bỏ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Công ty cổ phần hàng không Mê Kông – Air Mekong.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư