Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Dòng tiền hút mạnh ở nhóm phân bón, VN-Index giữ mạch tăng
Tùng Linh - 17/03/2022 16:50
 
Nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính kéo VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp. Sau 8 phiên ròng rã bán, khối ngoại đã trở lại mua ròng dù còn khá thấp.

Cổ phiếu vua trở lại dẫn dắt

VN-Index tiếp tục giao dịch trong sắc xanh trong toàn bộ phiên giao dịch. Đây đã là ngày thứ ba liên tiếp mạch tăng được duy trì dù đà tăng đã hẹp lại đáng kể từ nửa cuối phiên. Tuy vậy, mức tăng của chỉ số này khá khiêm tốn trong phiên hồi phục chung của toàn cầu hôm nay. Đa phần các chỉ số tại sàn chứng khoán châu Á khác đều tăng trên 1%.

Trong cuộc họp báo rạng sáng ngày 17/3 (giờ Việt Nam), Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Đây cũng là mức tăng được Chủ tịch Fed đề xuất hồi đầu tháng 3 và như kỳ vọng của  thị trường. Ngoài ra, Fed cũng cho biết các lần tăng lãi suất điều hành tới “sẽ phù hợp” để ứng phó lạm phát đang cao nhất 40 năm, dự báo mức lãi suất này sẽ trong khoảng 1,75 – 2% vào cuối năm.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index chỉ còn tăng 2,01 điểm (+0,41%) 1.461,34 điểm. Trong khi đó, HNX-Index rơi về mức 446,16 điểm, giảm 0,02 điểm. UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,09%) xuống 115,94 điểm.

VN30-Index giảm nhẹ 0,19% trong phiên đáo hạn phái sinh khi đóng cửa ở mức 1.469,92 điểm. Trong khi đó, hợp đồng chỉ số tương lai đáo hạn tháng này (VN30F2203) đóng cửa ở mức 1.472,2 điểm, nhỉnh hơn chỉ số cơ sở. Trái với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, chỉ số đại diện nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ lại tăng. Trong đó, VNMID-Index  tăng nhẹ 0,14%), còn VNSML-Index tăng tới 0,97%.

VN30-Index giao dịch giằng co trong phiên đáo hạn phái sinh.

Số lượng mã chứng khoán tăng giá nhỉnh hơn dù không quá áp đảo. Trên ba sàn, đã có 492 mã tăng, 54 mã tăng trần; trong khi chỉ có 384 mã giảm và 11 mã giảm sàn.

Nhóm ngân hàng là động lực chính giúp VN-Index giữ được sắc xanh đến cuối phiên. Cổ phiếu bộ ba tam mã ngân hàng có vốn nhà nước gồm BID (+4,57%), CTG (+2,19%) và VCB (+0,61%) cũng chính là đầu tàu dẫn dắt đà tăng của chỉ số. Ở phiên liền trước, VCB là cổ phiếu kéo thị trường đi lên. Đến phiên nay, riêng BID đã góp tới 2,5 điểm tăng và thay thế vai trò dẫn dắt của VCB.

Cùng đó, top 10 cổ phiếu tác động tích cực đến VN-Index còn có nhóm bất động sản (VRE, VIC, FLC), bán lẻ (DGW, FRT) hay cổ phiếu các nhà băng tư nhân như HDBank và SHB. Phần lớn cổ phiếu FLC giao dịch tại mức giá trần (15,3%). Đây cũng là cổ phiếu được khớp lệnh nhiều nhất phiên hôm nay với 41,5 đơn vị cổ phiếu được chuyển nhượng. 

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu ghìm chân chỉ số chủ yếu nằm ở nhóm doanh nghiệp sản xuất hay cổ phiếu hàng hóa cơ bản. Trong đó, nhóm 5 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất gồm GAS, MSN, VNM hay cổ phiếu phân bón DCM, DPM.

Thanh khoản hồi phục, đột biến giao dịch cổ phiếu phân bón

Điểm tích cực trong phiên hôm nay là thanh khoản trên thị trường đã được cải thiện mạnh. Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt 25.270 tỷ đồng, trong khi chưa đạt được 1 tỷ USD phiên hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 22.912 tỷ đồng, tăng 17,3% so với phiên trước. Cùng đó, khối ngoại mua ròng trở lại sau 8 phiên liên tiếp bán ròng với tổng giá trị hơn 111 tỷ đồng. Dù khá khiêm tốn so với quy mô hàng nghìn tỷ đồng bán ròng các phiên trước, đây vẫn là tín hiệu tích cực.

Cổ phiếu Đạm Phú Mỹ (DPM) bất ngờ trở thành cổ phiếu có mức thanh khoản cao nhất và được khối ngoại  mua ròng nhiều nhất trong phiên. Giá cổ phiếu DPM cùng nhóm phân bón đã giảm mạnh trong phiên hôm nay, thậm chí chạm sàn ở thời điểm cuối phiên sáng. Toàn bộ cổ phiếu dòng phân bón đều đóng cửa trong sắc đỏ. BFC, DCM và DPM đều giảm 6,8%. LAS giảm 6,1%... 

Giá rơi sâu đồng thời kích hoạt dòng tiền giao dịch sôi động ở nhóm cổ phiếu này. Tổng cộng có 13,6 triệu cổ phiếu DPM được chuyển nhượng, tương đương giá trị giao dịch 820 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản cao nhất từ phiên 25/2 và đứng đầu trong các cổ phiếu giao dịch phiên hôm nay. Cùng đó, giao dịch cổ phiếu của Đạm Cà Mau cũng khá sôi động với 13,7 triệu cổ phiếu sang tay với giá trị hơn 570 tỷ đồng.

Trước đó, dòng cổ phiếu phân bón đã tăng mạnh trong giai đoạn dài từ giữa tháng 1/2022, đặc biệt khi chiến sự tại Ukraine nổ ra do lo ngại các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga có thể kéo giảm đáng kể nguồn cung phân bón toàn cầu.

Vàng bật lên khi Fed tăng lãi suất
Trái với quy luật lãi suất USD tăng, vàng giảm thì giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế sáng nay bật tăng mạnh trở lại thêm khoảng 15...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư