-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Từ tháng 5/2018, Nga đã cắt giảm đầu tư trái phiếu Chính phủ Mỹ xuống mức tối thiểu. Bước đi tiếp theo hợp logic được cho là Nga sẽ từ bỏ đồng USD trong thương mại dầu mỏ. Theo Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov, việc sử dụng đồng USD đã trở nên quá mạo hiểm.
Hiện tại, 70% giao dịch thương mại thế giới được thực hiện bằng đồng USD, 20% bằng đồng euro, số còn lại được giao dịch bằng các đồng tiền châu Á, trong đó đồng NDT đứng thứ ba trong giỏ ngoại tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Từ tháng Ba, trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã mở giao dịch dầu mỏ trả trước bằng đồng NDT và thậm chí dự định tiến xa hơn qua việc chuyển sang thanh toán bằng đồng NDT cho các giao dịch dầu mỏ.
Trong các giao dịch song phương Nga-Trung Quốc, đồng USD ngày càng chiếm ít chỗ. Từ tháng 12/2014, hai nước này đã thực hiện thỏa thuận thương mại trực tiếp bằng đồng ruble, loại các ngân hàng Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) ra ngoài, nhờ đó giảm bớt sự phụ thuộc của Nga và Trung Quốc vào các nước thứ ba.
Sau Trung Quốc là Iran. Hồi tháng Tư, Iran tuyên bố từ bỏ đồng tiền Mỹ và chuyển tất cả các thanh toán quốc tế sang đồng euro. Bất chấp án phạt mới của Mỹ, châu Âu tiếp tục mua dầu của Iran, song các hợp đồng được thực hiện bằng đồng euro chứ không bằng USD nữa. Ấn Độ cũng thanh toán tiền “vàng đen” cho Iran bằng đồng euro và đề nghị cả phương án dùng đồng rupee.
Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng ấp ủ kế hoạch từ bỏ đồng USD từ lâu, giờ đây khả năng Ankara chuyển từ dự định sang hành động lớn hơn bao giờ hết. Tại phiên giao dịch hôm 10/8, đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ đã sụt giá 18%, xuống mức thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD. Nguyên nhân vẫn là do mối quan hệ căng thẳng với Mỹ.
Hồi đầu tháng Tám, Mỹ đã áp án phạt đối với Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp nước này, sau khi Ankara từ chối trả tự do cho công dân Mỹ Andrew Branson bị tình nghi làm gián điệp. Washington cũng tăng thuế đối với nhôm và thép.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố sẵn sàng chuyển sang thanh toán bằng đồng nội tệ trong thương mại với các đối tác lớn nhất là Trung Quốc, Nga, Iran và Ukraine.
Hiện tại mức đầu tư của Nga vào trái phiếu Mỹ là thấp nhất trong 11 năm qua. Tính đến tháng 5/2018, con số này chỉ còn 14,9 tỷ USD so với mức 96,1 tỷ USD hồi tháng Ba và mức cao nhất 176 tỷ USD hồi tháng 10/2010.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố chính phủ đang xem xét khả năng chuyển sang thanh toán dầu mỏ bằng đồng nội tệ, nhất là với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, để né tránh đồng USD. Dự định này được Bộ Tài chính xác nhận trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đã khiến đồng ruble Nga sụt giá xuống mức đáy của hai năm qua so với đồng bạc xanh.
Giới phân tích tin rằng nên từ bỏ đồng USD không chỉ trong các thanh toán dầu mỏ, mà trong tất cả các thanh toán khác, và nên bắt đầu từ EU.
Nếu các đối tác đồng ý đầu tư đồng tiền của mình vào đồng ruble để sau đó dùng thanh toán cho dầu mỏ, điều đó sẽ khiến đồng ruble mạnh lên. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế chỉ ra rủi ro cao của đồng ruble. Chuyên gia kinh tế Sergey Khestanov cho rằng muốn các đối tác chuyển sang đồng ruble, Chính phủ Nga cần có nhượng bộ hoặc ưu đãi cho họ để ít nhất họ bù lại được những rủi ro đó.
Vì vậy tạm thời giới quan sát đánh giá phương án chuyển sang đồng euro khả thi hơn. Vấn đề này có thể được đưa ra tại cuộc gặp cấp cao Nga-Đức tại Berlin hôm 18/8 tới đây. Theo chuyên gia của Hội đồng Nga về các vấn đề đối ngoại Dmitry Danilov, việc chuyển sang đồng euro là “con bài và biện pháp kinh tế lớn”, có khả năng bảo đảm an toàn cho hợp tác song phương trước những hạn chế từ phía Washington.
Hiện tại Nga đã có thể loại đồng USD khỏi các giao dịch với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Việc các nước xuất khẩu lớn từ bỏ đồng bạc xanh sẽ là nhân tố kích hoạt sự thay đổi hệ thống tài chính thế giới và đẩy mạnh xu thế phi đô la hóa.
-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025