
-
EVN sẵn sàng phương án đảm bảo điện cho Đại lễ 50 năm Ngày giải phóng miền Nam
-
EVNSPC hoàn thành đóng điện 35 công trình lưới điện 110 kV
-
Việt Nam đón 2,3 tỷ USD vốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân trong năm 2024
-
Vincom Retail đặt mục tiêu bứt phá với doanh thu đạt 9.520 tỷ đồng trong năm 2025
-
Contech Vietnam 2025: Trình diễn nhiều công nghệ mới ngành xây dựng, giao thông -
Nền tảng ký hợp đồng và văn bản điện tử VNeDOC đón nhận giải thưởng Sao Khuê 2025
Nhưng mức tăng lên của dòng vốn đầu tư khu vực tư nhân vẫn thấp nhất nếu so với hai khu vực còn lại là khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần làm gì để thúc đẩy hơn nữa nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân. Bởi với tỷ trọng hơn 50% trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội (quý I/2024 là 55,5%), một điểm phần trăm tăng thêm của vốn đầu tư tư nhân sẽ mang lại bước tiến đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Đây là câu hỏi được bàn tới từ năm ngoái, khi đầu tư của khu vực tư nhân giảm sâu chưa từng có, thấp hơn cả giai đoạn đỉnh điểm diễn ra đại dịch Covid-19.
Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tương tự thời Covid-19 đã được thực hiện, được kéo dài, như giãn, giảm tiền thuê đất, giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng...
Song, khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, dù có tích cực hơn nếu so với giai đoạn quý I/2023 và với quý IV/2022, nhưng hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2024 vẫn khó khăn hơn quý IV/2023. Nguyên do chính vẫn là cầu thị trường (kể cả đơn hàng xuất khẩu và nhu cầu thị trường trong nước) sụt giảm.
Mặc dù vậy, thị trường đang có những thay đổi tích cực hơn khi có tới 45,4% doanh nghiệp tham gia khảo sát của Tổng cục Thống kê nhìn nhận rằng, tình hình quý II/2024 sẽ cải thiện hơn, 36% tin nền kinh tế sẽ ổn định như hiện tại. Đáng nói là, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân nhìn nhận tích cực đang ở mức cao nhất so với khu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước.
Thế nhưng, vẫn có khoảng 18% doanh nghiệp lo ngại hoạt động sản xuất - kinh doanh sẽ khó khăn hơn trong quý II/2024. Cùng với đó, chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm, giá nguyên vật liệu tăng cao và đặc biệt, thiếu vốn tiếp tục là vấn đề đặt ra với hầu hết doanh nghiệp.
Như vậy, để trợ sức cho doanh nghiệp, để nhanh chóng tận dụng tối đa cơ hội hồi phục sớm, các giải pháp hỗ trợ vẫn cần được xác định là trọng tâm ưu tiên. Chỉ có điều, trong số những đề xuất mà doanh nghiệp đưa ra, hầu như không có thêm giải pháp mới.
Cụ thể, doanh nghiệp vẫn chờ đợi các nhóm giải pháp tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để tìm kiếm nguồn cung nguyên, vật liệu, khách hàng mới; chờ đợi các giải pháp kích cầu tiêu dùng hiệu quả nhằm hỗ trợ tiêu thụ và sản xuất hàng hóa. Doanh nghiệp cũng chờ có thêm chính sách nhằm ổn định giá cả và nguồn cung đầu vào.
Với các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản, thì yêu cầu hàng đầu vẫn là tiếp tục các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, thành phố, nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ, đảm bảo đúng trình tự và thời gian...
Nhóm doanh nghiệp này còn tiếp tục nhắc tới đề nghị được hỗ trợ về vốn cho sản xuất - kinh doanh, như được vay vốn ưu đãi, thủ tục vay vốn thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm lãi suất cho vay; đề nghị được bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để đảm bảo thời gian thi công đúng hợp đồng đã ký. Ngoài ra, cần có chế tài xử phạt những chủ đầu tư chậm thanh quyết toán nợ đọng xây dựng cơ bản để giúp rút ngắn vòng quay vốn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp tiếp tục đề nghị kéo dài nhóm giải pháp tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp thời Covid-19...
Điều này có nghĩa, các doanh nghiệp nhận rõ tác động tích cực của các giải pháp chính sách hiện có. Song, cũng phải nhắc tới số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong quý I/2024 là 73.490 doanh nghiệp, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn hẳn con số 59.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong cùng thời gian trên.
Dòng vốn đầu tư tư nhân vẫn cần thêm nhiều trợ lực.

-
Vincom Retail đặt mục tiêu bứt phá với doanh thu đạt 9.520 tỷ đồng trong năm 2025 -
Contech Vietnam 2025: Trình diễn nhiều công nghệ mới ngành xây dựng, giao thông -
Bộ Công thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI -
Nền tảng ký hợp đồng và văn bản điện tử VNeDOC đón nhận giải thưởng Sao Khuê 2025 -
Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp -
Nhựa Tiền Phong khởi động Tổ hợp Giáo dục Tiền Phong hơn 1.162 tỷ đồng -
Bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững