
-
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ không bị áp thuế nhập khẩu bổ sung 10%
-
Nếu có môi trường thuận lợi, doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới
-
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam
-
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ
-
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc -
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU
Doosan Vina (Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) vừa hoàn thành đơn hàng cung ứng 6 cẩu bờ STS (Ship-to-Shore) thuộc dự án Gemalink cho khách hàng Gemadept - CMA CGM, sau hơn 14 tháng bắt tay vào sản xuất.
Các cẩu trục số 1 - 4 của dự án này đang được vận hành thử nghiệm tại cảng Gemalink, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. |
Dự án Gemalink được ký kết vào ngày 17/5/2019 với tổng khối lượng hơn 10.200 tấn bao gồm 6 cẩu trục RMQC khổng lồ khi có chiều cao 93m, dài 150m, rộng 27m và nặng hơn 1.700 tấn/chiếc.
“Với thiết kế này, các cẩu trục của chúng tôi có thể vươn xa 70m ra biển và có khả năng nâng cùng lúc 02 container loại 20 feet hoặc hàng rời và hàng dự án trọng tải 65 tấn và 85 tấn từ các tàu mẹ cỡ lớn đến 200.000 DWT”, ông Yoon Young Sang, Trưởng bộ phận Lắp ráp cẩu trục cho biết.
Sáu cẩu trục này được bàn giao cho khách hàng trong 3 đợt, vào tháng 2, tháng 9 và tháng 11/2020 là hai chiếc cuối cùng của dự án. Sau 3 ngày vận chuyển lên tàu và gia cố trên boong, 2 cẩu trục số 5 và 6 đã rời cảng Doosan Vina sáng nay và sẽ cập cảng Gemalink (nằm trong cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) vào ngày 29/11.
Hiện nay, cẩu trục số 1 & 2 đã được đưa vào sử dụng từ ngày 28/9/2020 trong khi cẩu trục số 3 & 4 vừa hoàn thành công đoạn FAC (Chứng chỉ chấp nhận cuối cùng) và đang trong quá trình thử nghiệm lần cuối để bàn giao cho khách hàng. Một khi 6 cẩu trục này đi vào vận hành thương mại, chúng sẽ đảm bảo công suất bốc dỡ giai đoạn 1 hơn 1.5 triệu TEU/năm của cảng Gemalink.
Việc hoàn thành đơn hàng lớn này một lần nữa minh chứng cho tay nghề và trình độ kỹ thuật của đội ngũ công nhân viên Việt Nam, đồng thời nâng tổng số cẩu trục được sản xuất và cung ứng lên đến 89 chiếc. Trong đó 39 chiếc đang hoạt động tại thương cảng sầm uất cảng PSA (Singapore), 23 chiếc tại cảng JNPT và BMCTPL (Ấn Độ), 8 chiếc tại cảng SGP (Ả-rập Xê-út), 7 chiếc tại cảng Samarinda (Indonesia) và 12 chiếc tại Việt Nam bao gồm cảng Đà Nẵng, Tân cảng Sài Gòn, Cảng nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và cảng Gemalink.

-
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ -
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc -
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU -
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng -
EVNGENCO1 tập trung sản xuất điện cho cao điểm mùa khô -
DragonGroup hợp tác với Agribank Bắc Thái Bình triển khai dự án khu công nghiệp tại Hà Tĩnh -
Vinataba đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển