
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp
Doosan Vina (tại KKT Dung Quất, Quảng Ngãi) đã hoàn tất bàn giao 2 cẩu trục STS (ship-to-shore) khổng lồ cho khách hàng Gemadept - CMA CGM tại Bà Rịa-Vũng Tàu (trước đó, đã bàn giao cẩu trục số 1 và số 2).
Hai cẩu trục RMQC số 3 và 4 trong tổng số 6 chiếc thuộc dự án Gemalink là loạt cẩu bờ STS “siêu trọng” và hiện đại với chiều cao 92m, dài 150m, rộng 27m, nặng hơn 1.700 tấn, có tầm với 24+2 hàng container. Từ bờ, cẩu có thể vươn xa 70m ra biển, có khả năng nâng cùng lúc 02 container loại 20 feet hoặc hàng rời và hàng dự án có trọng tải 65 và 85 tấn từ các tàu mẹ cỡ lớn lên đến 200.000 DWT.
![]() |
Cẩu trục "siêu trọng" được Doosan Vina bàn giao cho cảng quốc tế Gemalink |
Theo hợp đồng ký kết giữa hai bên vào ngày 17/5/2019 thì Doosan Vina sẽ cung cấp 6 cẩu bờ RMQC trọn gói từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp ráp đến chuyển giao kỹ thuật vận hành cho khách hàng Gemadept - CMA CGM. Tính đến nay, Doosan Vina đã hoàn thành và bàn giao 4 chiếc. Hai chiếc còn lại hiện đang được hoàn thiện đấu nối điện, chuẩn bị vận hành chạy thử để bàn giao cho khách hàng trong tháng 11/2020.
Hiện nay, Doosan Vina cử 6 kỹ sư và kỹ thuật viên đến làm việc tại cảng Gemalink để cùng với các chuyên gia Hàn Quốc của chủ đầu tư tiến hành kiểm tra kỹ thuật lần cuối trước khi bàn giao 2 cẩu trục số 1 và 2 (cập cảng vào ngày 07/7/2020) cho khách hàng đồng thời tiếp nhận hai cẩu trục số 3 và 4 dự kiến cập cảng này vào ngày 11/09/2020.
Theo thiết kế, cảng Gemalink là một trong những Trung tâm trung chuyển giao thương hàng hóa quan trọng bậc nhất của khu vực Đông Nam Á, là một cảng thông minh (smart port), toàn bộ thông tin, dữ liệu trong quá trình vận hành cẩu sẽ được truyền trực tiếp về Trung tâm vận hành Cảng thông qua hệ thống phần mềm, đảm bảo việc kiểm soát đến từng vị trí container trên bãi.
Cảng được trang bị 6 cẩu RMQC và 18 cẩu RTGC, phục vụ công suất bốc dỡ giai đoạn 1 của cảng là 1,5 triệu TEU/năm. Công tác thi công, lắp đặt toàn bộ cẩu và các trang thiết bị khác dự kiến sẽ được hoàn thành trong tháng 10, sẵn sàng chạy thử nghiệm từ tháng 11/2020 và chính thức đưa vào vận hành từ đầu năm 2021.
-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững -
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort