
-
Tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng hai con số
-
Tăng cường kết nối hạ tầng giao thông, liên kết kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia
-
Việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu phải cẩn trọng hơn
-
Ông Nguyễn Ngọc Tú giữ chức Giám đốc Sở Tài chính Hải Phòng -
Tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ
![]() |
Khoa học, công nghệ là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững. Ảnh: Đức Thanh |
Không chỉ là gỡ vướng
Mặc dù là nội dung được bổ sung cấp tốc, sát ngày khai mạc Kỳ họp bất thuờng lần thứ chín của Quốc hội vừa qua, song Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia lại là một trong hai dự thảo được chọn để trình bày toàn văn trong phiên bế mạc. Theo thông lệ, các dự thảo nghị quyết đều được gửi trước, trước khi biểu quyết, Quốc hội chỉ nghe báo cáo tiếp thu, giải trình.
Sắp xếp đặc biệt như vậy, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là “để một số nội dung quan trọng của Kỳ họp được thông tin trực tiếp đến cử tri và nhân dân ngay trong thời gian diễn ra Kỳ họp”.
Trước đó, lý do Dự thảo Nghị quyết gấp rút được bổ sung vào chương trình cũng đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập trong phiên thảo luận tại tổ. Tổng Bí thư cho biết, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ban hành cuối năm 2024, nhưng để đi được vào cuộc sống thì chồng chất khó khăn. Nếu chờ sửa một số luật, đặc biệt là Luật Khoa học công nghệ thì nhanh nhất cũng phải giữa năm hoặc cuối năm nay, tức là cả năm 2025 không thể triển khai được nghị quyết mang tính rất cấp bách đó. Vì vậy, Quốc hội cần khẩn trương ban hành nghị quyết để tháo gỡ khó khăn, đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống.
Tổng Bí thư cũng đồng tình với ý kiến của một số vị đại biểu rằng, ban hành nghị quyết không chỉ để tháo gỡ khó khăn, mà còn để khuyến khích, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, bởi “thế giới phát triển rồi, mình lại không biết người ta đi đến đâu, mình đi theo người ta, lúc nào cũng lũi cũi đi sau”. Tổng Bí thư cũng chia sẻ với các vị đại biểu Quốc hội rằng, khoa học là một miền đất hoang vu, cần các chính sách ưu tiên để khai phá.
Cũng nhấn mạnh việc gấp rút trình Quốc hội ban hành nghị quyết là để Nghị quyết 57-NQ/TW đi vào cuộc sống được ngay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: “Phát triển nhanh, bền vững là phải dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số”. Bởi vậy, theo ông, bên cạnh cơ chế đặc thù, cần thêm cơ chế đặc biệt về kết cấu hạ tầng khoa học, công nghệ, cơ chế đặc biệt cho quản lý, rồi cơ chế đặc biệt cho các nhà khoa học, các công trình khoa học có thể thương mại hóa được…
Bên cạnh sự quan tâm đặc biệt của hai vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chính phủ, cơ chế tạo đột phá cho khoa học, công nghệ cũng nhận được sự quan tâm không kém của nhiều đại biểu Quốc hội.
Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Nghị quyết dài 35 trang của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, nhiều ý kiến đại biểu đã được tiếp thu một cách nghiêm túc, từ tên gọi đến điều khoản thi hành và nhiều chính sách cụ thể. Điển hình như chính sách hỗ trợ tài chính xây dựng nhà máy đầu tiên để phục vụ nghiên cứu, đào tạo và sản xuất chip bán dẫn.
Tại nghị trường, có ý kiến đại biểu đề nghị mở rộng thời gian hỗ trợ đến ngày 31/12/2030 (thay vì đến hết năm 2028). Tiếp thu ý kiến này, Nghị quyết đã chỉnh lý thời gian hỗ trợ đến ngày 31/12/2030, cùng với cơ chế hỗ trợ theo điều kiện nếu sớm một năm thì được hỗ trợ tăng 10% để làm động lực khuyến khích doanh nghiệp hoàn tất sớm quá trình đầu tư, xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động.
Chính sách đã đủ mạnh
Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết thí điểm của Quốc hội, với chính sách ưu đãi, hỗ trợ vượt trội cho công nghiệp công nghệ số, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, cần nghiên cứu, bổ sung các cơ chế ưu đãi thực sự vượt trội, có tính đột phá, tạo lợi thế cạnh tranh, để nắm bắt được thời cơ phát triển công nghiệp bán dẫn.
Trong thời gian qua, hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn bày tỏ mong muốn dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam và đi kèm theo đó là sự quan tâm đến hành lang pháp lý, hỗ trợ, ưu đãi đối với lĩnh vực công nghệ số. Cụ thể, NVIDIA, Qualcomm, Apple… đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi quy định về ưu đãi, hỗ trợ để thu hút, đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu vào Việt Nam để không bỏ lỡ thời cơ phát triển.


Việc lựa chọn mức hỗ trợ 30% tại Việt Nam (theo như đề xuất ban đầu - PV) được tính toán dựa trên kinh nghiệm quốc tế, trong đó, nhiều nước có nền kinh tế phát triển như Đức, Nhật Bản hay Pháp áp dụng mức hỗ trợ tương đương (25-45%). Mức này cũng nhằm đảm bảo sự hỗ trợ từ nhà nước sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, thúc đẩy sản xuất trong nước, mà không tạo ra gánh nặng tài chính quá lớn, phù hợp với mục tiêu dài hạn của Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển công nghiệp bán dẫn.
Theo hai bộ trên, chính sách hỗ trợ đầu tư này về cơ bản đủ mạnh để phát triển hoạt động sản xuất bán dẫn tại Việt Nam, phù hợp với Chiến lược Phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050; bảo đảm tính đồng bộ với các quy định của Luật Đầu tư, đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với nhà đầu tư, tăng tính cạnh tranh cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Quy định về hỗ trợ một số dự án đặc biệt như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, theo đánh giá của hai bộ, là sẽ giúp Việt Nam phát triển được các ngành công nghiệp mũi nhọn này, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế số, hướng tới tạo đột phá về phát triển kinh tế.
Cùng với đó, người dân có thể được tiếp cận sớm hơn với các sản phẩm, công nghệ số tạo ra bởi các công nghệ số chiến lược, đặc biệt là sản phẩm công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo với giá thành rẻ hơn khi doanh nghiệp Việt Nam làm chủ được các công nghệ này.
Theo đánh giá của các cơ quan đề xuất chính sách, doanh nghiệp cũng được thụ hưởng các chính sách đặc thù, vượt trội khi đầu tư vào bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, tạo tiền để nâng cao năng lực làm chủ các công nghệ số mới.
Bên cạnh chính sách trên, trong hoạt động chuyển đổi số, Nghị quyết của Quốc hội còn quy định hàng loạt chính sách đặc thù, đặc biệt khác về thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp, về chính sách phát triển các tuyến cáp viễn thông quốc tế trên biển…
Trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Quốc hội cũng cho phép thí điểm nhiều cơ chế đặc biệt về thành lập, điều hành doanh nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, về tài chính, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ… Với chính sách ưu đãi thuế, Nghị quyết quy định các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công từ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước là các khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân.
Có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua (19/2/2025), con đường lớn từ Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã rộng mở.

-
Trách nhiệm của Trung ương rất lớn trong việc khoán tăng trưởng cho địa phương
-
Nghiên cứu, báo cáo về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng các doanh nghiệp triển khai các dự án lớn
-
Tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng hai con số
-
Tăng cường kết nối hạ tầng giao thông, liên kết kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia
-
Đột phá phát triển khoa học, công nghệ: "Đường lớn đã mở" -
Tạo đột phá trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia -
Việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu phải cẩn trọng hơn -
Ông Nguyễn Ngọc Tú giữ chức Giám đốc Sở Tài chính Hải Phòng -
Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) -
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trao quyết định về công tác cán bộ -
Gặp gỡ đầu Xuân 2025 giữa lãnh đạo các địa phương của Việt Nam và Trung Quốc
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu