
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
![]() |
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản trượt nhẹ 0,74% trong phiên giao dịch 12/6 còn Topix giảm sâu hơn 1,17%. Ảnh: AFP |
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc rớt điểm mạnh nhất khu vực với mức giảm 2,37% sau khi cổ phiếu của Huyndai Motor mất hơn 3%, còn chỉ số Kosdaq trượt gần 2%.
Trên sàn chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng chiều nay trượt 1,3% khi cổ phiếu của HSHC giảm hơn 2%. Chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng nhuốm đỏ với chỉ số Shanghai Composite trượt 0,38% còn Shenzhen Component giảm 0,437%.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,74% trong khi chỉ số Topix trượt sâu hơn 1,17%. Sắc đỏ phủ rộng chứng khoán Australia với chỉ số S&P/ASX 200 giảm sâu hơn 1,88%. Tổng quan lại, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương sụt giảm 1,51%.
“Thị trường cần được xả hơi”, ông Adam Dawes, cố vấn đầu tư cao cấp của Shaw and Partners nhận định. “Đối với chứng khoán Australia hay thị trường châu Á thì cổ phiếu đi xuống cũng là điều tốt. Đó là cơ hội tốt để chúng ta gom nhặt các cổ phiếu đã bỏ lỡ thời gian qua”.
Phản ứng của nhà đầu tư đang được theo sát sau khi chứng khoán Mỹ đêm qua lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 3. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones “bốc hơi” 1.861,82 điểm, tương đương 6,9% và đóng cửa với 25.128,17 điểm. Theo sau là chỉ số S&P 500 giảm 5,9% xuống 3.002,10 điểm còn chỉ số Nasdaq Composite trượt 5,3% về 9.492,73 điểm.
Chứng khoán Mỹ đêm qua “rực lửa” khi số ca mắc Covid-19 tại Mỹ tăng hơn 2 triệu người, trong đó 18 bang ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng cao, đặc biệt là Arizona, Florida, Texas và một phần của California, theo ông Ray Attrill, Trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối tại Ngân hàng Quốc gia Australia.
Ông Attrill cho rằng, thông tin mới nhất về dịch Covid-19 làm dấy lên lo ngại xuất hiện thêm các đợt phong tỏa chống dịch, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thị trường tiền tệ hôm nay ghi nhận chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng từ mức 96 thiết lập trước đó lên 96,838. Đồng yên Nhật Bản suy yếu và giao dịch 107,15 JPY/USD còn đô la Australia trượt giá về 1 AUD/0,6843 USD so với tỷ giá 1 AUD/0,696 USD thiết lập trong phiên hôm qua.
Giá dầu trên thị trường châu Á chiều nay đi xuống với dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 1,32% còn 38,04 USD/thùng, còn giá dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ trượt sâu hơn 1,6% về 35,76 USD/thùng.

-
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao