
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
![]() |
Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 1,45% trong phiên giao dịch chiều nay 16/4 khi cổ phiếu của hãng sản xuất robot hàng đầu Nhật Bản Fanuc mất 2,74%. Ảnh: AFP |
Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 1,45% trong phiên chiều nay khi cổ phiếu của hãng sản xuất robot hàng đầu Nhật Bản Fanuc mất 2,74%, trong khi chỉ số Topix sụt giảm 0,96%. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi trượt nhẹ 0,28%.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng trượt nhẹ với chỉ số Shanghai Composite giảm 0,17% còn Shenzhen Composite mất 0,246%. Trên thị trường Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 0,79%.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 bị kéo tụt 1,04% khi cổ phiếu của các ngân hàng lớn như Commonwealth và Westpac trượt sâu. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 0,82%.
Nhà đầu tư tiếp tục theo sát diễn biến kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế lớn để đánh giá mức thiệt hại kinh tế do dịch Covid-19 gây ra. Số liệu kinh tế đáng chú ý trên thị trường hôm nay là tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 của Australia được công bố đứng ở mức 5,2%, thấp hơn mức 5,5% được các chuyên gia dự báo với Reuters trước đó.
Tuy nhiên, Cơ quan Thống kê Australia cảnh báo rằng số liệu việc làm tháng 3 chỉ được lấy mẫu trong 2 tuần đầu tiên của tháng, trước khi nước này áp dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn dịch Covid-19 lan rộng.
Rodrigo Catril, chuyên gia ngoại hối cao cấp tại Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) nhận định, các dòng tin tức xung quanh đại dịch Covid-19 tiếp tục vẽ nên một bức tranh ảm đạm. Hơn 2 triệu người trên toàn cầu đã nhiễm Covid-19 còn ít nhất 133.354 người tử vong vì virus này, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.
Chứng khoán Mỹ rung lắc mạnh trong phiên giao dịch đêm qua với chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones mất 445,41 điểm và đóng cửa với 23.504,35, còn S&P 500 trượt 2,2% về 2.783,36 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite chốt phiên giảm 1,4% còn 8.393,18 điểm. Những diễn biến trong phiên đêm qua là dấu mốc tồi tệ nhất của 2 chỉ số lớn Dow Jones và S&P 500 kể từ đầu tháng này.
Các nhà phân tích đánh giá, doanh thu bán lẻ tháng 3 trôi dốc là căn nguyên chính khiến chứng khoán Mỹ ngụp lặn trong phiên giao dịch đêm qua. Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ công bố doanh thu bán lẻ tháng 3 trượt dốc 8,7% - mức giảm sâu nhất trong một tháng kể từ khi chính quyền Mỹ bắt đầu thống kê số liệu bán lẻ vào năm 1992.
Thị trường tiền tệ hôm nay ghi nhận chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng từ mức 99,0 thiết lập hôm qua lên 99,91. Đồng yên Nhật Bản giao dịch ổn định quanh mức 107,99 JPY/USD còn đô la Australia trượt giá và trao tay 1 AUD/0,6275 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á chiều nay quay đầu nhích nhẹ, với dầu thô Brent giao kỳ hạn lên giá 1,66% và giao dịch 28,15 USD/thùng còn giá dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ nhích 0,55% lên 19,98 USD/thùng.

-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada -
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD -
Tổng thống Trump: Chiến sự Trung Đông đã chấm dứt, Mỹ - Iran sẽ đàm phán tuần tới -
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi không biến thương mại thành vấn đề chính trị hoặc an ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới