-
Biwase ra mắt 5 công ty con để hướng tới phát triển Tập đoàn -
Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu Thế giới Di động -
Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na: Hàng mới kém hấp dẫn trên HoSE -
Saigontel lý giải việc lợi nhuận sau kiểm toán bán niên 2024 giảm 5,2 tỷ đồng -
Phát triển Đô thị Kinh Bắc huy động thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 10,5%/năm -
Hoàng Anh Gia Lai đã trả thêm được 100 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2026
Ngày 30/7, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã bán ra 600.000 cổ phiếu HSG để giảm sở hữu từ 8,03% về 7,93% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ thực hiện bán ra 600.000 cổ phiếu là Wareham Group Limited.
Tuy nhiên, tới ngày 31/7, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã mua trở lại thêm 574.100 cổ phiếu HSG để nâng sở hữu từ 7,93%, lên 8,02% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ Hanoi Investments Holdings Limited mua vào 600.000 cổ phiếu; quỹ KB Vietnam Fucus Balanced Fund mua vào 10.000 cổ phiếu và quỹ Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) bán ra 35.900 cổ phiếu.
Trước đó, ngày 3/5, nhóm Dragon Capital đã mua vào 1 triệu cổ phiếu HSG; ngày 7/6, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã mua vào thêm 400.000 cổ phiếu HSG; ngày 19/6, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã bán ra 1,25 triệu cổ phiếu HSG; ngày 11/7, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã bán ròng 350.000 cổ phiếu HSG.
Ngoài ra, trong thời gian qua cũng ghi nhận xu hướng bán ra của người nội bộ. Trong đó, từ ngày 7/3 đến 2/4, ông Trần Ngọc Chu, Phó chủ tịch HĐQT thường trực - Điều hành vừa bán ra 1,5 triệu cổ phiếu HSG, giảm sở hữu từ 1.781.147 cổ phiếu (0,29% vốn điều lệ), về 281.147 cổ phiếu (0,046% vốn điều lệ).
Và ngày 17/4, ông Bùi Thanh Tâm, Phụ trách Quản trị đã thực hiện bán ra 390.900 cổ phiếu HSG, giảm sở hữu từ 390.964 cổ phiếu (0,06% vốn điều lệ), về 64 cổ phiếu (0% vốn điều lệ).
Cổ phiếu HSG đã giảm và giao dịch dưới đường MA 200 (Nguồn: FireAnt) |
Bối cảnh giao dịch liên tục của khối ngoại, gần đây sau nhịp tăng đầu năm, cổ phiếu HSG có dấu hiệu thoái trào. Trong đó, từ ngày 8/7 đến ngày 7/8, cổ phiếu HSG đã giảm 16,8% từ đỉnh 25.350 đồng về 21.100 đồng/cổ phiếu và giao dịch dưới đường MA 200.
Vượt kế hoạch kinh doanh sau 9 tháng
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III niên độ tài chính 2023 - 2024 (từ ngày 1/4/2024 đến ngày 30/6/2024), Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 10.840,4 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế ghi nhận 273,41 tỷ đồng, tăng hơn 18,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm cải thiện từ mức 10,3% lên 12,3%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 49,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 444,8 tỷ đồng, lên 1.336,9 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 141,1%, tương ứng tăng thêm 17,93 tỷ đồng, lên 30,64 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng nhẹ 0,6%, tương ứng tăng thêm 0,36 tỷ đồng, lên 64,51 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 23,2%, tương ứng tăng thêm 194,04 tỷ đồng, lên 1.030 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, lãi quý III tăng trưởng nhờ lợi nhuận gộp tăng cao, doanh thu tài chính tăng và ngược lại các chi phí như tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ, mức tăng này thấp hơn nhiều mức tăng của lợi nhuận gộp và doanh thu tài chính.
Lý giải lợi nhuận tăng trưởng trong quý III, ông Vũ Văn Thanh, Tổng giám đốc Hoa Sen lý giải do doanh thu tăng hơn 25%, đồng thời lợi nhuận gộp tăng gần 50%.
Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm niên độ tài chính 2023 - 2024 (từ ngày 1/10/2023 đến 30/6/2024), Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 29.163,2 tỷ đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 696 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 410,02 tỷ đồng, tức tăng thêm tới 1.106 tỷ đồng.
Trong niên độ tài chính 2023-2024 (từ ngày 1/10/2023 đến ngày 30/9/2024), Tập đoàn Hoa Sen đặt kế hoạch kinh doanh với 2 kịch bản. Trong đó, kịch bản 1 với sản lượng tiêu thụ 1.625 nghìn tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ, doanh thu dự kiến 34.000 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 400 tỷ đồng, tăng 12,33 lần so với thực hiện trong niên độ 2022-2023.
Kịch bản 2, tổng sản lượng tiêu thụ ước tính 1.730 nghìn tấn, tăng 20,7% so với cùng kỳ, doanh thu ước tính 36.000 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ, và lợi nhuận sau thuế dự kiến 500 tỷ đồng, tăng 15,67 lần so với thực hiện trong niên độ 2022-2023.
Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm niên độ tài chính 2023 - 2024, Hoa Sen đã hoàn thành 174% so với kế hoạch lãi 400 tỷ đồng và hoàn thành 139,2% so với kế hoạch lãi 500 tỷ đồng.
Có thể thấy, cho dù kịch bản tích cực nhất, sau 9 tháng đầu niên độ tài chính 2023-2024, Hoa Sen đã vượt kế hoạch năm tài chính.
Tăng vay nợ khi tăng tích trữ tồn kho trong 9 tháng
Trái với lợi nhuận tăng trở lại, trong 9 tháng đầu năm niên độ 2023 - 2024, Hoa Sen bất ngờ ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 2.745,97 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 375,2 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận âm 78,2 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận dương 2.700,2 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.
Được biết, từ năm 2016 tới nay, chưa năm nào Hoa Sen ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục 2.745,97 tỷ đồng như trong 9 tháng đầu năm niên độ 2023 - 2024. Trong đó, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2017 với giá trị âm 2.173,4 tỷ đồng và Công ty đã trải qua giai đoạn 2018-2023 với dòng tiền kinh doanh dương liên tục.
Về quy mô tài sản, tính tới 30/6/2024, tổng tài sản của Hoa Sen tăng 13,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 2.357,6 tỷ đồng, lên 19.722,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 10.157,8 tỷ đồng, chiếm 51,5% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 4.282,8 tỷ đồng, chiếm 21,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 2.422 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng tài sản…
Trong kỳ, tài sản tăng mạnh chủ yếu do tồn kho tăng 33,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 2.529,2 tỷ đồng, lên 10.157,8 tỷ đồng và đây cũng là nguyên nhân dòng tiền kinh doanh thâm hụt kỷ lục.
Hoa Sen thuyết minh việc tăng tồn kho trong 9 tháng chủ yếu đến từ việc tăng nguyên liệu, vật liệu, cũng như thành phẩm.
Thực tế, việc tăng tích trữ tồn kho đồng nghĩa trong kỳ Hoa Sen đã tăng trích lập dự phòng giảm giá tồn kho thêm 94,8 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, lên 212,2 tỷ đồng (đầu năm chỉ trích lập 117,4 tỷ đồng).
Về phần nguồn vốn, trong kỳ, tổng nợ vay tăng 102,4% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 3.007,8 tỷ đồng, lên 5.944,1 tỷ đồng và bằng 53,5% tổng vốn chủ sở hữu (đầu năm ghi nhận dư nợ 2.936,3 tỷ đồng, bằng 27,2% tổng vốn chủ sở hữu).
-
Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu Thế giới Di động -
Mcredit công bố tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2024 -
Doanh thu DIC Corp giảm 186,52 tỷ đồng sau kiểm toán bán niên 2024 -
Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na: Hàng mới kém hấp dẫn trên HoSE -
Saigontel lý giải việc lợi nhuận sau kiểm toán bán niên 2024 giảm 5,2 tỷ đồng -
Phát triển Đô thị Kinh Bắc huy động thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 10,5%/năm -
Hoàng Anh Gia Lai đã trả thêm được 100 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2026
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng