Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Dự án điện gió: Sôi động đăng ký, chấp chới triển khai
Nguyên Đức - 12/07/2014 09:23
 
Trước hiện trang, đa phần các dự án điện gió tại "Thủ phủ điện gió" Ninh Thuận chậm triển khai, UBND tỉnh này đã yêu cầu không giới thiệu, kêu gọi đầu tư các khu vực có tiềm năng phát triển điện gió, nhưng chưa có trong quy hoạch phát triển điện gió đã được quy hoạch.  
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Sóc Trăng kêu gọi đầu tư vào 13 dự án điện gió
Giá bán điện gió ở Việt Nam "thấp nhất thế giới"
Siêu dự án năng lượng dồn dập vào Bình Thuận
Cảnh báo LandVille Energy về dự án điện gió tại Bình Thuận
Giá điện gió cao vì chi phí lớn

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã quyết định gia hạn cho nhà đầu tư LandVille Energy tới ngày 30/8/2014 phải hoàn tất và nộp các hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư, cũng như hồ sơ xin bổ sung vào quy hoạch phát triển điện gió Ninh Thuận.

“Nếu quá thời gian trên, UBND tỉnh sẽ hủy bỏ chủ trương đầu tư đối với Dự án”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, ông Đỗ Hữu Nghị kiên quyết.

   
  Điện gió đang được khuyến khích đầu tư tại Việt Nam. Ảnh: Lê Toàn  

LandVille được chấp thuận về chủ trương đầu tư dự án điện gió tại Ninh Thuận từ tháng 8/2013 và theo yêu cầu của tỉnh Ninh Thuận khi đó, nhà đầu tư phải hoàn tất các thủ tục đăng ký đầu tư và bổ sung quy hoạch sau 6 tháng.

Tuy nhiên, từ đó tới nay, mọi việc vẫn rất chậm trễ. Tháng 4/2014, tỉnh Ninh Thuận đã yêu cầu chủ đầu tư tới hết tháng 6/2014 phải hoàn tất các thủ tục cần thiết.

Song yêu cầu này chưa được thực thi rốt ráo, nên thêm một lần nữa, tỉnh Ninh Thuận lại phải gia hạn. Điều đó chứng tỏ, LandVille Energy chưa có những động thái tích cực liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự án điện gió với vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD này.

Đáng nói hơn, cùng với việc một lần nữa ra “tối hậu thư” cho LandVille, thì Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Đỗ Hữu Nghị cũng đã yêu cầu các sở, ngành địa phương đôn đốc các chủ đầu tư đã có giấy chứng nhận đầu tư các dự án điện gió khẩn trương khởi công dự án; còn với các dự án chưa hoàn thành thủ tục, phải nhanh chóng hoàn tất hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.

“Trước mắt, không giới thiệu, kêu gọi đầu tư các khu vực có tiềm năng phát triển điện gió, nhưng chưa có trong quy hoạch phát triển điện gió đã được quy hoạch”, ông Đỗ Hữu Nghị chỉ đạo.

Hiện nay, theo Quyết định số 2574/QĐ-BCT ngày 23/4/2013, tỉnh Ninh Thuận có 12 dự án điện gió nằm trong Quy hoạch. Trong số này, nhiều dự án đã có chủ, như Nhà máy Điện năng lượng tái tạo Phước Nam - Enfinity, Nhà máy Điện gió Mũi Dinh, Nhà máy Điện gió Công Hải… Tuy nhiên, tình trạng chậm tiến độ diễn ra rất phổ biến.

Mới đây nhất, trung tuần tháng 5/2014, Nhà máy Điện gió Công Hải 1 đã chính thức được khởi công xây dựng, với công suất 3MW, vốn đầu tư 191 tỷ đồng. Phát biểu tại lễ khởi công Dự án, ông Đỗ Hữu Nghị cũng cho biết, Điện gió Công Hải 1 được cấp phép sau hơn 10 dự án điện gió khác ở Ninh Thuận, nhưng lại là dự án điện gió đầu tiên được khởi công xây dựng.

Trong khi đó, hàng loạt dự án điện gió lớn, nhỏ khác ở Ninh Thuận vẫn đang trong tình trạng nằm chờ. Một trong số đó là Nhà máy Phước Nam - Enfinity của nhà đầu tư Enfinity (Bỉ). Dự án này đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 3/2011, với tổng vốn đăng ký 266 triệu USD. Theo kế hoạch, Enfinity sẽ triển khai dự án để đến tháng 12/2012 có thể đưa dự án vào hoạt động. Tuy nhiên, đến nay, Dự án vẫn chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định để tiến hành khởi công xây dựng.

Cuối năm 2011, nhà đầu tư này đã từng cam kết rằng, tới cuối năm 2012, sẽ triển khai Dự án, nhưng Dự án nay vẫn giậm chân tại chỗ. Đó là lý do khiến UBND tỉnh Ninh Thuận rất sốt ruột và nhiều lần thúc nhà đầu tư khẩn trương tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án.

Đồng “cảnh ngộ”, nhà đầu tư Impsa (Argentina) cũng đã nhiều lần “được” UBND tỉnh Ninh Thuận nhắc nhở. Từ tháng 7/2011, nhà đầu tư này đã được UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận chủ trương để khảo sát, lập thủ tục đầu tư Dự án Nhà máy Phong điện, cũng như nhà máy sản xuất cánh quạt tua-bin gió và trụ gió, với vốn đầu tư có thể lên tới 3 tỷ USD, nhưng đến nay, tình hình chưa có gì khả quan.

Một dự án quy mô lớn khác, của nhà đầu tư Timur (Malaysia), ký thỏa thuận đầu tư từ tháng 5/2012, cũng không có gì sáng sủa hơn hơn.

Sôi động dự án đăng ký đầu tư, nhưng chấp chới triển khai, đó chính là lý do vì sao, cách đây ít ngày, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có một cuộc họp với chủ đầu tư các dự án điện gió. Quyết định đã được đưa ra, đó là giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu văn bản thông báo vi phạm tiến độ thực hiện, đủ điều kiện chấm dứt hoạt động dự án điện gió đối với Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam và Công ty cổ phần Năng lượng Thương Tín.

Trong khi đó, đối với các dự án điện gió của Công ty TNHH Đầu tư phát triển điện gió Phước Hữu và Enfinity Ninh Thuận, thì phải khẩn trương xác lập tiến độ thực hiện chi tiết và ký quỹ bảo đảm thực hiện Dự án trong tháng 8/2014, làm cơ sở để UBND tỉnh xem xét giãn tiến độ thực hiện Dự án.

Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án cũng đã được đặt ra với các dự án Điện gió Mũi Dinh của Công ty TNHH Điện gió Mũi Dinh; Điện gió Công Hải 1 của Tổng công ty Phát điện 2...

Đầu tư điện gió chưa thật hấp dẫn Đầu tư điện gió chưa thật hấp dẫn

(baodautu.vn) Chính phủ đã có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư về năng lượng gió, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại để việc phát triển nguồn năng lượng này thực sự hấp dẫn nhà đầu tư.  Sóc Trăng có nhiều tiềm năng phát triển điện gió Thêm 2 tỷ USD đầu tư vào ngành điện

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư