
-
“Cú hích” với dòng vốn đầu tư từ Mỹ
-
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung 115 công trình, dự án tại 5 quận, huyện
-
Đề xuất đầu tư cao tốc Mộc Châu - cửa khẩu Tây Trang trong giai đoạn 2026 - 2030
-
TP.HCM chọn được 46 khu đất với tổng diện tích 7.397 ha để làm TOD
-
TP. Móng Cái: Xây dựng trung tâm logistics, thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh -
Hải Phòng: Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư Nga và Singapore
![]() |
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (Ảnh: Chinhphu.vn) |
Trả lời câu hỏi tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/12 về việc đại sứ Nhật Bản mới đây gửi thư cho lãnh đạo TP.HCM bày tỏ quan ngại việc chậm giải ngân dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên được UBND TP.HCM phê duyệt năm 2007 với tổng mức đầu tư là 17.388 tỷ đồng, đã bao gồm vốn tài trợ ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước.
Sau khi có ý kiến của tư vấn độc lập, bộ ngành liên quan năm 2011, Thành phố đã phê duyệt tổng mức điều tư lên 47.325 tỷ đồng.
"Như vậy theo Nghị quyết 49 dự án với tổng mức đầu tư lớn như vậy muốn phê duyệt phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền. TP.HCM vừa qua có báo cáo lên Chính phủ, Thủ tướng đã giao cho Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải sẽ có báo cáo bằng công văn liên quan đến đề nghị của TP.HCM", ông Dũng nói.
"Thư của Đại sứ Nhật Bản gửi cho TP.HCM và Thủ tướng lo ngại về việc thanh toán của nhà thầu sẽ khó khăn, nhưng tinh thần là số tiền 17.388 tỷ đồng đến nay đã giải ngân được 13.630 tỷ đồng, đạt 52% tổng mức đầu tư ban đầu. Như vậy số nợ nhà thầu là có nhưng không phải ở mức quá nhiều. Thành phố đang rà soát phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện để báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay.
Trước đó, trong thư gửi lãnh đạo TP.HCM vào cuối tháng 11, Đại sứ Nhật Bản phản ánh "hiện thủ tục thanh toán cho các nhà thầu không có tiến triển và số tiền chậm thanh toán cho đơn vị thi công, tư vấn đã hơn 100 triệu USD. Áp lực lên các nhà thầu cũng đã đến mức giới hạn, nếu đến cuối tháng 12 mà các vấn đề này không được giải quyết thì tôi rất lấy làm tiếc về việc dự án sẽ buộc phải ngừng thi công".
Ngoài ra, Đại sứ Nhật Bản cũng đề nghị thành phố giao các sở ngành liên quan, đặc biệt là Ban quản lý đường sắt đô thị sớm ký lại hợp động tư vấn quản lý thi công với liên danh NJPT do đã hết thời hạn hợp đồng vào tháng 4 năm trước. Việc hợp đồng chưa được sửa đổi khiến tư vấn phải thực hiện công việc mà không được chi trả thù lao trong 19 tháng qua. Số tiền chậm thanh toán cho liên danh này đã lên đến 20 triệu USD.
-
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung 115 công trình, dự án tại 5 quận, huyện -
Đề xuất đầu tư cao tốc Mộc Châu - cửa khẩu Tây Trang trong giai đoạn 2026 - 2030 -
TP.HCM chọn được 46 khu đất với tổng diện tích 7.397 ha để làm TOD -
TP. Móng Cái: Xây dựng trung tâm logistics, thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh -
Hải Phòng: Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư Nga và Singapore -
Dự án metro 56.301 tỷ đồng của Bình Dương chưa làm rõ phương án huy động vốn -
Hải Dương tiếp tục đưa 8 dự án đầu tư công vốn hơn 2.400 tỷ đồng vào hoạt động
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản