-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Phối cảnh Dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng trong khu phức hợp năng lượng tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. |
Theo đó, Quảng Trị đang trình Chính phủ xem xét, cập nhật lại thời gian vận hành Dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng (Dự án LNG Hải Lăng), bởi nếu giai đoạn I (1.500 MW) của Dự án bị lùi thời gian vận hành thương mại khoảng 10 năm như trong Dự thảo Quy hoạch Điện VIII, thì sẽ khó khăn cho địa phương và tổ hợp nhà đầu tư trong việc triển khai các công việc tiếp theo.
Dự án năng lượng trọng điểm
Ngày 7/10/2021, UBND tỉnh Quảng Trị đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án LNG Hải Lăng giai đoạn I (vốn đầu tư gần 54.000 tỷ đồng) cho Tổ hợp các nhà đầu tư, bao gồm: Tập đoàn T&T, Công ty cổ phần Năng lượng Hanwha (Hanwha), Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO) và Tổng công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS).
Dự án LNG Hải Lăng (giai đoạn I) thuộc địa phận 2 xã Hải An và Hải Ba (huyện Hải Lăng), nằm trong khu phức hợp năng lượng tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Với quy mô hơn 120 ha, Dự án sẽ xây dựng Trung tâm Kho cảng LNG Hải Lăng - giai đoạn I tiếp nhận tàu chở LNG từ 170.000 đến 226.000 m3, công suất tiếp nhận 1,5 triệu tấn LNG/năm và Trung tâm Điện lực Hải Lăng - giai đoạn I, có công suất phát điện 1.500 MW.
Cùng với việc sử dụng nhiên liệu LNG sạch, Dự án sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Về việc phát triển các dự án điện, đối với tỉnh Quảng Trị, đại biểu Hà Sỹ Đồng kiến nghị Chính phủ cho phép khởi công Dự án LNG Hải Lăng giai đoạn I với công suất 1.500 MW để làm tiền đề cho Công ty Năng lượng Eni Việt Nam (thuộc Tập đoàn Năng lượng Eni - Italia) đẩy nhanh tiến độ khai thác mỏ khí Kèn Bầu, dự kiến đáp bờ giai đoạn 2026 - 2030, góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo.
Dự án sẽ được tổ hợp nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung mọi nguồn lực, đảm bảo vận hành thương mại vào năm 2026 - 2027, phù hợp với phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 154/TTg-CN ngày 4/2/2021.
Đại diện các nhà đầu tư Dự án LNG Hải Lăng, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn T&T cho biết, Dự án đã được tỉnh Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư chỉ trong vòng 8 tháng, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Đây sẽ là dự án mang tầm quốc tế với giá trị phát triển bền vững, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và quốc tế, trong đó có điện khí LNG.
“Tập đoàn T&T và liên danh các nhà đầu tư Hàn Quốc cam kết sẽ nỗ lực tới 300 - 500% sức lực, đảm bảo thực hiện triển khai Dự án đúng quy định, tiến độ, chất lượng”, ông Đỗ Quang Hiển nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 4/2/2021, tại Văn bản số 154/TTg-CN, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đồng ý bổ sung giai đoạn I của Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, công suất 1.500 MW vào Quy hoạch Điện VII điều chỉnh với tiến độ vận hành vào năm 2026 - 2027. Giai đoạn II của Dự án (3.000 MW) sẽ được xem xét cụ thể trong Quy hoạch Điện VIII.
Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Trị cùng các cơ quan liên quan, các nhà đầu tư đã thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, trao quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời, chấp thuận nhà đầu tư của Dự án.
Cụ thể, Tập đoàn T&T góp vốn đầu tư 40% và 3 doanh nghiệp HANWHA, KOSPO, KOGAS sẽ đóng góp 60% vào dự án năng lượng trọng điểm của tỉnh Quảng Trị, từng bước góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của khu vực miền Trung vào năm 2030.
Tuy nhiên, theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII mà Bộ Công thương đang trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 6277/TTr-BCT ngày 8/10/2021, Dự án LNG Hải Lăng giai đoạn I không được cập nhật tiến độ vận hành vào năm 2026 - 2027, mà đưa vào vận hành trong giai đoạn 2036 - 2040, còn giai đoạn II của Dự án sẽ vận hành vào giai đoạn 2041 - 2045.
“Việc này dẫn đến khó khăn rất lớn cho nhà đầu tư trong triển khai thực hiện Dự án, đồng thời rất khó cho tỉnh Quảng Trị trong việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và chủ trương xây dựng Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của khu vực miền Trung”, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị chia sẻ.
Kiến nghị cập nhật lại thời gian vận hành dự án
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, Dự thảo Quy hoạch Điện VIII mà Bộ Công thương vừa trình Thủ tướng Chính phủ (trong đó đề cập tiến độ đưa vào vận hành tuabin khí hỗn hợp Hải Lăng giai đoạn I vào năm 2036 - 2040 và giai đoạn II vào giai đoạn 2041 - 2045) là chưa có tính kế thừa Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đối với Dự án LNG Hải Lăng giai đoạn I (đã được Thủ tướng đồng ý bổ sung vào Quy hoạch).
Mặt khác, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có Dự án Nhà máy Điện khí (công suất 340 MW) của Tập đoàn Gazprom và Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị (công suất 1.500 MW) của Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATi) vẫn đang trong quá trình đàm phán hợp đồng BOT, dự kiến chậm tiến độ so với quy hoạch đã được duyệt.
Vì vậy, việc đầu tư xây dựng Dự án LNG Hải Lăng theo hình thức nhà máy điện độc lập (IPP) vận hành vào năm 2026 - 2027 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị nói riêng và an ninh năng lượng quốc gia nói chung.
“Đây cũng là cơ sở cho Tập đoàn Eni (Italia) khai thác mỏ khí Kèn Bầu dự kiến tiếp bờ tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, ông Võ Văn Hưng nhấn mạnh.
Được biết, UBND tỉnh Quảng Trị đã có Văn bản số 5014/UBND-CN ngày 20/10/2021 gửi Bộ Công thương về việc cập nhật tiến độ vận hành Dự án LNG Hải Lăng vào Quy hoạch Điện VIII.
Văn bản nêu rõ: “Để Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng khu vực miền Trung và triển khai Dự án LNG Hải Lăng giai đoạn I, tỉnh đề nghị Bộ Công thương xem xét cập nhật lại thời gian vận hành dự án vào năm 2026 - 2027, phù hợp với tiến độ vận hành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"