
-
Tận dụng cơ chế đặc thù
-
Hải Phòng đề xuất xây dựng khu thương mại tự do
-
Xây dựng Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản đặc trưng
-
Lâm Đồng tổng lực đẩy nhanh các dự án trọng điểm
-
Quảng Ngãi cho phép bệnh viện tư nhân đầu tư thêm 217 tỷ đồng để mở rộng dự án -
Lâm Đồng nêu nguyên nhân thu hút FDI chưa đạt kỳ vọng
Thông tin từ Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị cho hay, đơn vị này đã nhận được hồ sơ của Tổ hợp nhà đầu tư gồm Tổng công ty Năng lượng Hanwha (HEC), Tổng công ty Khí Hàn Quốc (Kogas), Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (Kospo) đến từ Hàn Quốc và Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T (Tập đoàn T&T) về việc trình hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng tại Khu kinh tế đông nam Quảng Trị. Giai đoạn 1dự án có công suất 1.500 MW.
![]() |
Phối cảnh một góc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, nơi dự kiến sẽ hình thành Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng |
Tổ hợp nhà đầu tư trên đã nộp hồ sơ tại Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh quảng Trị kèm theo văn bản đề nghị thực hiện đầu tư dự án.
Theo đề xuất của tổ hợp nhà đầu tư, Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất giai đoạn 1 đến 1.500MW với tổng vốn đầu tư dự kiến 53.667 tỷ đồng, tiến độ vận hành thương mại năm 2026- 2027.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, trước đó ngày 4/2, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý bổ sung giai đoạn 1 của Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, công suất giai đoạn 1 đến 1.500 MW, tiến độ vận hành năm 2026-2027. Các giai đoạn tiếp theo sẽ được xem xét cụ thể trong Quy hoạch điện VIII và tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể các nội dung về địa điểm; công nghệ sử dụng; nguồn khí cung cấp cho các giai đoạn ngắn và dài hạn, có tính đến khả năng khai thác các mỏ khí tự nhiên ngoài khơi tỉnh Quảng Trị; quy mô kho cảng LNG; đấu nối nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia; giá điện cạnh tranh trong hệ thống điện quốc gia và các nội dung liên quan khác.
Theo UBND tỉnh này, Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng đầu tư xây dựng nhà máy điện khí độc lập tại xã Hải An và Hải Ba trên tổng diện tích hơn 120 ha, sử dụng LNG để hoạt động. “Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng là dự án động lực của tỉnh, góp phần đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của khu vực miền trung”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho hay.
Theo ông Hưng, tỉnh Quảng Trị cam kết đồng hành, hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư quan tâm; bảo đảm lựa chọn nhà đầu tư có đủ kinh nghiệm, khả năng tài chính tham gia và thực hiện đúng pháp luật về đầu tư, sớm khởi công, đưa dự án vào vận hành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an toàn, bảo vệ môi trường…theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ..
Về hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án, UBND tỉnh Quảng Trị giao Ban quản lý khu kinh tế tỉnh này hướng dẫn hoàn thiện theo quy định, đồng thời tổng hợp báo cáo tổng quát về nội dung đề xuất chủ trương đầu tư và trình tự thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện khí để UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Trước đó, lãnh đạo tỉnh này cũng đã có cuộc họp với các ngành, địa phương về tình hình triển khai dự án trung tâm điện khí LNG Hải Lăng.
Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trung tâm điện khí LNG - giai đoạn 1, 1.500 MW do Sở Công Thương lập ngày 30/6 cho biết diện tích đất thực hiện dự án giai đoạn 1 là 97,15ha.
Trong đó cơ cấu hiện trạng đất bao gồm: đất ở nông thôn và đất trồng cây hàng năm là 35,29ha; đất rừng phòng hộ là 7,06ha; đất rừng sản xuất là 34,76ha; đất trồng cây hàng năm và đất khác là 23 ha; đất chưa sử dụng là 0,04 ha.
Hiện trạng sử dụng đất chủ yếu là đất nông nghiệp, vì vậy phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Sở Công Thương Quảng Trị cũng đã có văn bản đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Dự án có quy mô gần 120ha, nằm trên địa phận xã Hải An và xã Hải Ba huyện Hải Lăng, thuộc khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4,5 tỷ USD (tương đương 53.667 tỷ đồng). Dự án có công suất giai đoạn 1 là 1.200-1.500 MW, giai đoạn 2 từ 2.400 - 3.000 MW, dự kiến đi vào vận hành giai đoạn 1 từ năm 2028.

-
Xây dựng Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản đặc trưng -
Đề xuất đầu tư 2.000 tỷ đồng mở rộng đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn -
Lâm Đồng tổng lực đẩy nhanh các dự án trọng điểm -
Quảng Ngãi cho phép bệnh viện tư nhân đầu tư thêm 217 tỷ đồng để mở rộng dự án -
Cần 800.000 tỷ đồng phát triển Phú Thọ; Hơn 4.500 tỷ đồng khép kín đường Vành đai 2 TP.HCM -
Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh: Phấn đấu trước năm 2030 có 4 thành phố -
Lâm Đồng nêu nguyên nhân thu hút FDI chưa đạt kỳ vọng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
-
2 Đề xuất đầu tư 2.000 tỷ đồng mở rộng đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn
-
3 Gánh nặng trả nợ trái phiếu vẫn đè nặng doanh nghiệp bất động sản năm 2024
-
4 Chọn tư vấn rà soát, đánh giá kết quả quy hoạch Sân bay Đà Nẵng
-
5 Loại nhà đầu tư cá nhân không chuyên khỏi sân chơi trái phiếu
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023