
-
Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
-
Giao đầu mối xử lý đề xuất đầu tư tuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh
-
Tìm hướng mới khả thi hơn để đầu tư cụm cảng ICD Long Bình
-
Ấn định thời gian hoàn thành giải phóng mặt bằng cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng - Trà Lĩnh
-
Chính thức phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình -
Liên danh Becamex - VSIP đề xuất dự án với tổng diện tích 3.000 ha ở Khánh Hòa
![]() |
Dư địa mang tên kinh tế nền tảng
Cứ 1 tỷ USD sản phẩm cuối cùng của ngành nền tảng sẽ kích thích tổng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế lên 2,754 tỷ USD. Nếu tính tác động lan tỏa, thì cứ 1 tỷ USD sản phẩm cuối cùng của ngành này, sẽ kích thích giá trị tăng thêm của nền kinh tế là hơn 1,191 tỷ USD.
Kết quả trên thể hiện mức độ quan trọng của ngành nền tảng với tư cách là ngành sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ từ các ngành khác trong nền kinh tế làm đầu vào, cũng như trong vai trò là nguồn cung sản phẩm dịch vụ cho nền kinh tế.
“Đây là mức rất cao so với các ngành khác”, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) nhấn mạnh khi chia sẻ những phát hiện rất đáng lưu tâm của kết quả Báo cáo Nhận diện tác động của kinh doanh nền tảng tới nền kinh tế Việt Nam mà CIEM vừa hoàn thành vào tháng 2/2025.
Theo khái niệm mà CIEM sử dụng trong nghiên cứu này, kinh doanh nền tảng là hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh sử dụng nền tảng số để thực hiện giao dịch, kết nối khách hàng. Ví dụ, Grab, Be, Ahamove, Giaohangtietkiem, Giaohangnhanh… là các hoạt động kinh doanh nền tảng số trung gian trong lĩnh vực tài chính, nhà ở, lưu trú, logistics, vận tải…; hay nền tảng số cho thương mại hàng hóa như Grab, Shopee, Lazada, TikTok Shop…, nền tảng số cho thương mại hàng hóa kỹ thuật số như Google Play, App Store...
Các ngành khác được so sánh là 19 ngành, có tên trong bảng cân đối liên ngành (I-O) của Tổng cục Thống kê, như nông nghiệp, nông lâm, thủy sản; khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng, bán buôn truyền thống, bán lẻ truyền thống, vận tải kho bãi truyền thống, dịch vụ lưu trú, ăn uống truyền thống…
Tuy nhiên, các chuyên gia CIEM khẳng định, mức độ quan trọng của một ngành không chỉ là tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành đó chiếm bao nhiêu trong GDP, mà còn là sự đóng góp trong nền kinh tế thông qua sản phẩm của ngành đó tham gia vào chi phí đầu vào của các ngành khác và mức độ lan tỏa tới sản lượng, giá trị tăng thêm, thu nhập và lao động của sản phẩm cuối cùng ngành đó đến các ngành khác.
Nghiên cứu cho thấy, tuy tỷ lệ giá trị tăng thêm trong GDP của ngành nền tảng chỉ khoảng 9,92%, nhưng tỷ lệ “nền tảng hóa” trong sản lượng của ngành nền tảng được tạo nên bởi sản phẩm cuối cùng của các ngành khác trong nền kinh tế lên tới 68,5%.
Như vậy, kết luận được đưa ra là, nếu thúc đẩy phát triển ngành nền tảng, sẽ đóng góp có ý nghĩa vào tăng sản lượng, giá trị tăng thêm, cũng như việc làm và thu nhập của các ngành khác, do đó đóng góp vào tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Không gian cải cách
Rất trùng hợp, ngày CIEM công bố báo cáo trên cũng là ngày Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trong đó, có nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, gồm cả đẩy mạnh, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống cũng như thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, phát triển các lực lượng sản xuất mới, tiên tiến.
“Với tỷ lệ đóng góp khoảng 10% trong GDP, tốc độ tăng trưởng liên tục 2 con số trong 3 năm gần đây, nếu hóa giải ngay được các thách thức mà chúng tôi nhận diện, ngành nền tảng sẽ góp ngay vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2025 và những năm tiếp theo”, bà Thảo khẳng định.
Các thách thức mà Báo cáo nhắc là tới là giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp phép các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới... Đặc biệt, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) là một khuyến nghị luôn được đề xuất khi bàn đến khung khổ chính sách cho công nghệ và đột phá.
“Chính phủ đã nhắc tới khung khổ pháp lý cho sandbox từ năm 2020, nhưng đã gần 5 năm, chúng ta vẫn đợi sandbox cho fintech vì quy trình ban hành sandbox không khác gì quy định bình thường. Với tư duy đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng ‘vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển’, từ bỏ tư duy ‘không quản được thì cấm’; đề cao phương pháp ‘quản lý theo kết quả’, chuyển mạnh từ ‘tiền kiểm’ sang ‘hậu kiểm’ gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát được khẳng định trong Nghị quyết của Quốc hội, đây là thời điểm vàng để gỡ nhanh những lấn cấn trong tư duy quản lý nhà nước”, bà Thảo chia sẻ quan điểm.
Đây cũng là điều ông Trần Quốc Khánh, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương chờ đợi, tuy vẫn còn khá nhiều băn khoăn.
Một mặt, khái niệm về kinh tế nền tảng chưa thống nhất, nhưng mặt khác, kinh tế nền tảng gây ra những xáo trộn không hề nhỏ trong kinh tế thực, như Grab làm khó taxi truyền thống, Shopee khiến nhiều cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa…
“Nhưng thách thức lớn nhất trong phát triển của các ngành này có lẽ là sự ‘giật mình’ của các nhà quản lý với tốc độ phát triển quá nhanh, quá mới, gây nên những phản ứng chính sách quá mức. Hệ quả là các nền tảng phải chịu quy định về báo cáo, các quy định về điều kiện khắt khe hơn…”, ông Khánh chia sẻ quan điểm.
Tuy vậy, ông Khánh cho rằng, điều này cũng sẽ được hóa giải nếu có được khung pháp lý tổng quát, theo đúng mô hình luật khung mà Quốc hội đang định hướng, sau đó mới xây dựng quy định cho từng ngành, để hạn chế tối đa các quy định hạn chế đổi mới, sáng tạo - yếu tố làm nên linh hồn của các ngành kinh doanh nền tảng.
“Bỏ được tư duy sợ sai trong quản lý nhà nước là yếu tố quyết định”, ông Khánh chia sẻ. Đây cũng là điều mà các chuyên gia gửi gắm khi ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Chính sách, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) thông tin, Quốc hội, Chính phủ đang đôn đốc xây dựng Luật Thương mại điện tử, để thể chế hóa nhiều nội dung đang đặt ra.
Ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thậm chí đề xuất, việc xây dựng khung khổ pháp lý cho các ngành kinh doanh nền tảng cần hướng tới mục tiêu là tạo không gian cho đổi mới, sáng tạo.
“Các start-up thường dịch chuyển đến Silicon Valley để hoạt động vì ở đó có cơ chế cho họ sáng tạo không giới hạn. Các ngành kinh tế nền tảng ở Việt Nam cũng cần một không gian tương tự”, ông Thịnh đề xuất.
Đây cũng là cơ hội để các ngành kinh tế truyền thống đổi mới, sáng tạo, chuyển dịch trong không gian kinh tế số.

-
Chính thức phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình -
Liên danh Becamex - VSIP đề xuất dự án với tổng diện tích 3.000 ha ở Khánh Hòa -
Hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng mới -
Dư địa tăng trưởng nhìn từ kinh tế nền tảng -
Đà Nẵng dồn lực thực hiện cơ chế đặc thù -
Chìa khóa để kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ -
Đà Nẵng hỗ trợ người hiến máu tình nguyện theo tính chất đặc thù
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu