-
Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh -
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” -
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long -
Đà Nẵng lần đầu tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025 -
Tìm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch của Cụm phía Đông ĐBSCL -
“Vương quốc gạch gốm đỏ” sẽ là địa chỉ hấp dẫn du khách muôn phương đến với Vĩnh Long
Đảo Phú Quốc là điểm đến hàng đầu của tỉnh Kiên Giang và vùng ĐBSCL |
Sở Du lịch Kiên Giang cho biết, quý I/2022, tỉnh đón gần 1,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 31,1% so cùng kỳ năm 2021, đạt 28,2% kế hoạch năm, trong đó, khách quốc tế ước 26.036 lượt, đạt 13% kế hoạch năm, tổng thu khoảng 1.408 tỷ đồng, tăng 5,1% so cùng kỳ năm 2021, đạt 18,2% kế hoạch năm.
Riêng TP. Phú Quốc ước đón 1.108.011 lượt khách, tăng 33,9% so cùng kỳ, đạt 29,2% kế hoạch năm; trong đó, khách quốc tế ước đón 26.036 lượt, tổng thu trên 1.113 tỷ đồng, giảm 1,6% so cùng kỳ, đạt 16,5% kế hoạch năm.
Ông Bùi Quốc Thái - Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang cho biết thêm: ngày 19/3 vừa qua, 235 du khách Kazakhstan đáp chuyến bay đến TP. Phú Quốc và lưu trú tại đảo Ngọc hơn một tuần và dự kiến sẽ rời Phú Quốc về Kazakhstan vào chiều 27/3. Như vậy, sau 5 ngày Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch, TP. Phú Quốc có chuyến bay quốc tế đầu tiên. Trước đó, chương trình đón khách quốc tế đến TP. Phú Quốc theo hộ chiếu vaccine đã có 10 chuyến bay với trên 1.200 khách đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Kazakhstan, Uzaberkistan.
Để Kiên Giang trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của vùng ngay sau khi dịch đi qua, ngành du lịch Kiên Giang đã có nhiều phương án linh hoạt.
Cụ thể, sau khi kết thúc giai đoạn 1 của chương trình thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc sử dụng hộ chiếu vaccine, Sở Du lịch đề xuất Tỉnh xem xét bổ sung các đơn vị cung ứng dịch vụ đón khách du lịch để mở rộng phạm vi đón khách. Đến ngày 6/3, UBND tỉnh có hướng dẫn thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc trong giai đoạn 2 (đến ngày 14/3).
Từ ngày 15/3 khi Việt nam mở cửa du lịch, ngành du lịch Kiên Giang tiếp tục triển khai chương trình phát động du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; tăng cường xúc tiến, quảng bá điểm đến, liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương và doanh nghiệp, tổ chức sự kiện thu hút khách du lịch trong và ngoài nước…
Theo ông Thái, ngành du lịch tỉnh sẽ phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn chuẩn bị mở cửa lại hoạt động du lịch; hướng dẫn các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn xây dựng kế hoạch mở cửa hoạt động du lịch, đầu tư cải thiện, nâng cấp các khu vực xuống cấp; tăng cường, mở rộng hạ tầng kỹ thuật dịch vụ phục vụ khách, đáp ứng yêu cầu theo các điều kiện và tiêu chuẩn hiện hành, nhất là tập trung xây dựng phương án phòng, chống dịch COVID-19 và xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 theo quy định; thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Y tế để kiểm soát tốt dịch bệnh; yêu cầu theo các điều kiện và tiêu chuẩn hiện hành. Đồng thời căn cứ tình hình mới và dự báo nhu cầu thị trường, chủ động tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, kịp thời đáp ứng mở cửa lại du lịch.
Ông Trần Quốc Khánh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Kiên Giang cho rằng, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc triển khai các giải pháp phục hồi và thu hút du khách. Các đơn vị kinh doanh du lịch gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị mở cửa đón khách, cơ sở vật chất xuống cấp do thời gian dài không hoạt động và nhất là thiếu lao động… Do đó, việc mở cửa đón khách du lịch trên phạm vi toàn quốc vào giai đoạn này là cần thiết, giúp ngành du lịch phục hồi, cạnh tranh với các thị trường du lịch khác trong khu vực ASEAN và châu Á.
Kiên Giang với tiềm năng du lịch biển đảo hàng đầu của vùng ĐBSCL, là tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế; trong đó, công tác đảm bảo an ninh, an toàn phòng, chống dịch bệnh được triển khai thực hiện tốt; các giải pháp xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Kiên Giang được triển khai đồng bộ; việc liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương, tập trung hoàn thiện, nâng chất lượng các điểm đến theo lộ trình mở cửa du lịch để thu hút du khách quay trở lại... Đây được xem là bước khởi động quan trọng trong nỗ lực phục hồi và phát triển ngành du lịch Kiên Giang trong thời gian tới, góp phần tạo thêm nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
-
Đà Nẵng lần đầu tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025 -
Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày -
Tìm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch của Cụm phía Đông ĐBSCL -
“Vương quốc gạch gốm đỏ” sẽ là địa chỉ hấp dẫn du khách muôn phương đến với Vĩnh Long -
Quảng Ninh liên tiếp đón siêu tàu biển với hàng nghìn khách du lịch quốc tế -
Làng rau Trà Quế, Quảng Nam được vinh danh là làng du lịch tốt nhất thế giới -
Những lý do không thể bỏ lỡ Bản Mây trong chuyến thăm Fansipan
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"