
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng
-
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã
-
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã xong trước 21/4 -
Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với thành phố Sejong, Hàn Quốc
Thủ tướng vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định...
Theo đó, du lịch sẽ trở thành ngành mũi nhọn của vùng qua việc xây một số khu du lịch trong điểm quốc gia có tầm vóc quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, các tỉnh trên địa bàn thu hút khoảng 24 - 25 triệu lượt khách trong nước và khoảng 4,5 - 5 triệu lượt khách quốc tế, chiếm một nửa lượt khách du lịch của cả nước.
Tại Quảng Ninh - một trong những trung tâm du lịch, lãnh đạo tỉnh đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phát triển du lịch với việc xây dựng thương hiệu cho 4 trung tâm là Hạ Long, Đông Triều - Uông Bí, Vân Đồn và Móng Cái - Trà Cổ, nhằm mục tiêu sẽ thu về từ mỗi du khách khoảng 100 đến 110 USD vào năm 2020 (tương đương hơn 2,1 triệu đồng mỗi người).
|
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu từ 100 - 110 USD mỗi du khách. Ảnh: Hoàng Hà |
Liên quan tới ngành dịch vụ, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng thời kỳ 2011 - 2020 của toàn vùng khoảng 10% một năm. Mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị được mở rộng ở các đô thị. Hệ thống tài chính ngân hàng sẽ được đa dạng hóa và Hà Nội tiến tới trở thành trung tâm uy tín trong khu vực.
Nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế vùng, hạ tầng cũng sẽ được chú trọng đầu tư. Trong đó, sẽ hoàn thành xây dựng các trục đường cao tốc, cải tạo nhà ga T1 và xây mới nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài, nâng cấp cảng hàng không Cát Bi, Gia Lâm.
Cảng Hải Phòng được đầu tư thành cảng cửa ngõ quốc tế, đáp ứng nhu cầu vận tải biển quốc tế và khu vực. Hệ thống tuyến đường sắt trên cao tại Hà Nội sẽ được ưu tiên phát triển, cùng với việc nghiên cứu xây thêm các tuyến đường sắt cao tốc từ Hà Nội đi TP HCM, Lào Cai, Hải Phòng, Lạng Sơn.
Từ đó, Chính phủ đặt mục tiêu thu nhập bình mỗi người dân ở đồng bằng sông Hồng sẽ tăng lên 2.500 USD vào năm 2015 và khoảng 4.180 USD vào năm 2020, gấp 1,3 lần mức trung bình của cả nước. Tỷ trọng đóng góp cho GDP cả nước của vùng từ 24,7% năm 2010 sẽ tăng lên 28,7% năm 2020.
Huyền Thư
Theo vnexpress
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng
-
Phát huy tinh thần "thần tốc, táo bạo" trong xây dựng các dự án hạ tầng trọng điểm
-
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã -
Tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước -
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã xong trước 21/4 -
Trật tự cũ đang rạn vỡ: Việt Nam và thế giới trong cuộc “cách mạng không trung tâm” -
Sáp nhập các địa phương: Không phân lẻ đô thị thuộc tỉnh thành các phường -
Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với thành phố Sejong, Hàn Quốc -
Hải Phòng và Hải Dương thống nhất phương án hợp nhất 2 địa phương
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu