-
Thừa Thiên Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025, với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” -
Hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Hải Vân Quan -
Du lịch Quảng Bình khắc phục tính mùa vụ để đạt mục tiêu 6 triệu lượt khách -
Đà Nẵng khai mạc triển lãm mỹ thuật “Hành trình phố biển” -
Doanh nghiệp Hàn Quốc khảo sát du lịch Quảng Bình -
Ngành du lịch khẳng định vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế đất nước
Ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Chi hội Du lịch Xanh Việt Nam. (Ảnh: Hồ Hạ) |
Sở Du lịch Hà Nội và UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa tổ chức Chương trình khảo sát và Hội nghị Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối điểm đến du lịch của quận Tây Hồ với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024.
Các đại biểu đã khảo sát một số điểm đến du lịch tiêu biểu trên địa bàn quận Tây Hồ: đền Đồng Cổ, chùa Kim Liên, Thung lũng hoa Hồ Tây, Khu du lịch Nhật Tân, nghe giới thiệu và trải nghiệm hoạt động ướp trà sen, thưởng thức trà sen Tây Hồ.
Sau chương trình khảo sát, ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Chi hội Du lịch Xanh Việt Nam đã có nhiều “hiến kế” giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn quận Tây Hồ nói riêng, tạo thương hiệu du lịch Thủ đô nói chung.
Thưa ông, sau chương trình khảo sát du lịch Tây Hồ (Hà Nội), ông đánh giá thế nào về tiềm năng phát triển du lịch ở quận này?
Quận Tây Hồ có tiềm năng phát triển du lịch rất khác biệt so với nhiều quận khác của Hà Nội. Ở đây có những đặc trưng rất riêng, nhất là hồ Tây- hồ nước lớn nhất nội thành Hà Nội nằm ngay cạnh sông Hồng- dòng sông cái biểu tượng trong lòng mỗi người dân. Sông Hồng chảy qua rất nhiều địa bàn khác nhau ở miền Bắc, nhưng đoạn chảy qua Hà Nội mang nhiều dấu ấn về lịch sử, văn hóa của Thủ đô. Và quận Tây Hồ có đoạn sông Hồng chảy qua, bồi đắp phù sa màu mỡ cho nơi này để phát triển nông nghiệp, hệ sinh thái.
Bông sen khổng lồ "Thăng Long Huyền Diệu Hoa" được kết bằng 10.000 bông sen quan âm tại Lễ hội sen Hà Nội 2024. (Ảnh: Hồ Hạ) |
Cùng với đó, Khu vực xung quanh Hồ Tây với lịch sử lâu đời đã hình thành nên nhiều nghề thủ công truyền thống, với đậm đặc các công trình di tích lịch sử có giá trị, cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây được thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư đã góp phần nâng cao giá trị của hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô. Do vậy, tiềm năng phát triển du lịch quận Tây Hồ mang dáng dấp của thành thị những lại gần gũi với nông thôn hơn các quận khác của Hà thành, dù đây là quận rất gần vùng lõi Thủ đô Hà Nội.
Chính những điều đó giúp Tây Hồ có sự đa dạng về tài nguyên, giá trị du lịch để có thể xây dựng những sản phẩm, dịch vụ du lịch mang các chủ đề khác nhau. Điều đặc biệt là Tây Hồ hội đủ tài nguyên nhân văn với tài nguyên tự nhiên, chính là nền móng để địa phương và người làm du lịch nơi đây tạo ra những sản phẩm du lịch vừa cuốn hút bởi những giá trị văn hóa lịch sử, vừa mềm mại, hấp dẫn bởi thiên nhiên.
Như ông vừa chia sẻ, lịch sử văn hiến lâu đời đã để lại cho Tây Hồ một kho tàng tài nguyên văn hóa, lịch sử và tâm linh đặc sắc bao gồm tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể. Không chỉ nổi tiếng cả nước với các vùng trồng hoa: đào Nhật Tân, quất Quảng Bá, Tứ Liên, Tây Hồ còn có hệ thống 71 di tích với 42 di tích đã được xếp hạng. Thế nhưng, những tài nguyên ấy vẫn chưa được phát huy xứng tầm. Đơn cử, di tích đền Đồng Cổ (phố Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ) sở hữu nhiều giá trị văn hóa quý giá, nổi bật là Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ đã được ghi danh trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhưng tại sao nơi đây vẫn chưa trở thành điểm đến du lịch, thưa ông?
Mỗi một di tích lại có những giá trị đặc trưng rất riêng. Tuy nhiên, để du khách cũng như công chúng ở những địa phương khác biết đến thì trước tiên cần có giải pháp để lan toả những giá trị đó. Và đặc biệt là chính quyền địa phương, Ban quản lý di tích cần làm sao để phát huy được những giá trị vốn có, biến những giá trị đó trở thành sản phẩm du lịch có thể bán được cho du khách, chính là các tour du lịch. Và những tour này thông thường sẽ dựa trên nền tảng giá trị văn hóa, lịch sử.
Đoàn khảo sát tại đền Đồng Cổ. (Ảnh: Hồ Hạ) |
Tuy nhiên, để làm được điều đó không phải dễ mà cần những dịch vụ có liên quan để phát huy, nâng tầm những giá trị văn hóa, lịch sử, cũng như giúp du khách có những trải nghiệm tại điểm đến. Điều này đòi hỏi phải kếthợp sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các đơn vị làm du lịch để hiểu rõ nhu cầu của du khách, cùng với những người quản lý di tích, các địa điểm du lịch hiểu biết giá trị của di tích, để tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn cho khách. Từ việc tổ chức thuyết minh, hướng dẫn cho đến những dịch vụ cung cấp trong quá trình khách lưu lại điểm đến và đặc biệt là khi khách ra về phải đọng lại trong họ ấn tượng gì đó sâu sắc. Chỉ như vậy, khách mới có cảm hứng lan tỏa những giá trị đó với người khác. Lúc đó, chúng ta mới thành công trong việc phát huy những giá trị di tích và khách sẽ đến với di tích càng ngày đông hơn.
Theo tôi, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chính quyền địa phương phải hỗ trợ để có thể kết nối giữa những điểm du lịch với doanh nghiệp du lịch. Đồng thời, doanh nghiệp du lịch cần hợp tác với các điểm đến. Đây là mấu chốt để các bên bổ sung sự thiếu hụt cho nhau, từ đó tạo nên những sản phẩm, dịch vụ thực sự hấp dẫn.
Đối với ngành du lịch, các cơ quan quản lý du lịch Hà Nội và quận Tây Hồ cần phải làm gì để kết nối doanh nghiệp và điểm đến, thưa ông?
Hàng năm, cơ quan quản lý du lịch của TP. Hà Nội là Sở Du lịch Hà Nội tổ chức rất nhiều chuyến khảo sát cho các doanh nghiệp lữ hành. Thông thường, các doanh nghiệp du lịch cũng có thể tự đến các di tích nếu họ quan tâm để đưa vào tour du lịch của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó sẽ không hiệu quả bằng việc có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước vì như vậy sự hợp tác, những sự liên kết sẽ chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Đặcbiệt, các đơn vị sẽ làm theo định hướng chung phát triển du lịch của địa phương. Do vậy, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương mang tính dẫn dắt để chúng ta làm tốt công tác quản lý và tạo ra những điều kiện để các bên liên quan có thể hợp tác với nhau.
Mục đích cuối cùng là mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho du khách; mà thực chất là mang lại những lợi ích cho du khách khi đến với địa phương. Bởi vì, khi làm tốt điều này sẽ giúp du khách tiết kiệm thời gian để hiểu biết về di tích và đồng thời địa phương có được những sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng khi có sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải được làm một cách tự phát của một vị nào đó. Và đặc biệt việc giám sát cũng như duy trì sự đồng bộ, chất lượng dịch vụ của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch có tính bền vững hơn.
Các đại biểu tìm hiểu nghệ thuật thưởng thức trà sen Tây Hồ. |
Một điểm đáng chú ý nữa là sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch sẽ giúp điểm đến phát triển những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với xu hướng mới của du khách. Đơn cử, hiện nay khách du lịch luôn luôn có xu hướng tìm đến những địa điểm có các dịch vụ, sản phẩm mang tính xanh, biển vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích, bảo vệ văn hóa… thì vai trò của những đơn vị quản lý nhà nước rất quan trọng để địnhhướng và kết nối các bên có liên quan cùng làm theo định hướng đó.
Từ ngày 12 – 16/7, Lễ hội Sen Hà Nội 2024 do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức có nhiều hoạt động đặc sắc, theo ông, sự kiện này có ý nghĩa như thế nào với ngành du lịch Tây Hồ nói riêng, Hà Nội nói chung?
Dọc đất nước Việt Nam có rất nhiều nơi có sen, nhưng đối với Hà Nội nói chung, Hồ Tây nói riêng càng đặc biệt hơn nữa, bởi vì sen gắn với nền văn minh sông Hồng và gắn với nền nông nghiệp của Việt Nam. Đồng thời, Thủ đô Hà Nội là nơi có rất nhiều di tích, đặc biệt là các chùa, thì biểu tượng hoa sen đã gắn liền với không chỉ côngviệc của người dân mà còn gắn với đời sống tinh thần, tâm linh của người dân Thủ đô từ ngàn đời. Do vậy, sen Tây Hồ đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho quận Tây Hồ và Thủ đô Hà Nội.
Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội 2024 là hoạt động mang tính đặc trưng, đặc thù cho văn hóa địa phương. Và có lẽ, bắt nguồn từ lễ hội này, chúng ta có thể kết nối với rất nhiều những hoạt động khác trong năm cũng như những địa điểm khác nhau ở quận Tây Hồ để tạo ra điểm nhấn du lịch cho quận trên nền tảng văn hóa về sen.
Thực tế, hoa sen đã trở thành vật trang trí không những ở các di tích mà còn ở trong các gia đình. Sen lại gắn với ẩm thực của Hà Nội, ẩm thực của Tây Hồ, do vậy sen đã tôn lên những nét văn hóa đặc sắc của địa phương.
Hoa sen là quốc hoa của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp lớn đã lấy hình ảnh hoa sen biểu trưng cho hình tượng về đất nước Việt Nam. Ví dụ như Vietnam Airlines lấy bông sen làm biểu tượng của hãng hàng không quốc gia. Điều đó tạo nên ấn tượng mạnh về hoa sen khi đến Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng nên nó càng có ý nghĩa đối với du lịch quận Tây Hồ.
Từ xa xưa, người dân Tây Hồ đã sử dụng nguyên liệu từ sen để chế biến rất nhiều loại thực phẩm, món ăn ngon khác nhau và có những loại thực phẩm rất nổi tiếng như trà sen, chè sen đã đi vào sử sách, thơ ca… Rõ ràng, chúng ta thấy sự đặc biệt của sen ở khu vực hồ Tây cũng như quận Tây Hồ mang đến cho du khách một biểu tượng, hình tượng về sen rất lớn.
Có lẽ, Lễ hội sen Hà Nội 2024 sẽ để lại cho rất nhiều du khách những ấn tượng khó quên. Đặc biệt, sắp tới Thủ đô Hà Nội kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô, thì lễ hội này là một trong những hoạt động đã rất gần tháng 10.Tôi cho rằng, Lễ hội sen Hà Nội 2024 là một phần trong chuỗi hoạt động của Thủ đô để chúng ta có một dịp kỷ niệm đáng nhớ về sự kiện hào hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Để lan tỏa giá trị của sen Hà Nội cũng như lễ hội sen trở thành điểm đến văn hóa, du lịch hằng năm cho du khách, quận Tây Hồ cần phải có chính sách liên kết các điểm du lịch trên địa bàn; xây dựng thêm những hoạt động đặc sắc khi vào mùa sen, chẳng hạn như giới thiệu ẩm thực với các món ngon về sen; các chương trình nghệ thuật gắn với mùa sen...
Với quận Tây Hồ nói riêng, mỗi địa phương của Hà Nội nói chung, cần làm gì để góp phần tạo nên thương hiệu chung của du lịch Thủ đô, thưa ông?
Điều quan trọng nhất đối với một quận hay huyện thì ngoài việc phát triển từng điểm đến, cần phải tính toán đến việc kết nối tất cả các điểm đến thành những chủ đề, những câu chuyện hấp dẫn để dễ lan tỏa, truyền tải cho du khách, cũng như khách có thể quay lại nhiều lần với quận.
Và quan trọng hơn nữa là cần kết nối giữa quận Tây Hồ với các quận, huyện khác ở Hà Nội để tạo ra hệ thống tour du lịch trong Thủ đô. Nó vừa mang đặc trưng với đặc thù của từng địa bàn vừa làm toát lên nhãn hiệu chung của du lịch Thủ đô. Như vậy mới góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến của Thủ đô Hà Nội.
-
Nhiệt độ xuống còn âm 1 độ C, băng giá xuất hiện trên đỉnh Fansipan -
Thừa Thiên Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025, với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” -
Hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Hải Vân Quan -
Du lịch Quảng Bình khắc phục tính mùa vụ để đạt mục tiêu 6 triệu lượt khách
-
Đà Nẵng khai mạc triển lãm mỹ thuật “Hành trình phố biển” -
Doanh nghiệp Hàn Quốc khảo sát du lịch Quảng Bình -
Ngành du lịch khẳng định vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế đất nước -
Những điểm đến đẹp tựa cổ tích trong mùa Giáng sinh tại miền Bắc -
Phú Quốc sắp trở thành “giấc mơ mới” của tín đồ du lịch nghỉ dưỡng -
Quảng Trị: Đầu tư 170 tỷ đồng tôn tạo, tu bổ 2 di tích quốc gia đặc biệt -
Việt Nam lọt Top 3 điểm đến ngày càng hấp dẫn du khách Australia
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán