
-
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu
-
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản
-
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
-
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46%
-
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
Thực trạng nhân lực du lịch Việt Nam trước thềm AEC
AEC được hình thành với mục tiêu tạo ra một thị trường lao động chung, trong đó ưu tiên 8 ngành nghề gồm: kế toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sỹ, bác sỹ, vận chuyển, điều dưỡng, du lịch. Theo đó, lao động được quyền di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương.
Nhằm chuẩn bị cho việc tham gia Thỏa thuận Công nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA-TP), ngay từ năm 2012, Việt Nam đã lựa chọn và đề cử nhân sự phù hợp tham gia các chương trình đào tạo do ASEAN tổ chức. Việt Nam cũng đã ban hành 8 bộ Tiêu chuẩn nghề quốc gia và đang trong quá trình chuyển đổi 10 bộ tiêu chuẩn nghề du lịch theo hệ thống VTOS do Liên minh châu Âu hỗ trợ thành các bộ tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia để có đủ các tiêu chuẩn so sánh tương đương với các nghề tiêu chuẩn chung trong ASEAN.
![]() |
Mặc dù phát triển nhanh, song năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam còn hạn chế. Ảnh: Đ.T |
Nhằm đánh giá một cách tổng quan về thực trạng du lịch, ngành du lịch đã tiến hành thống kê, rà soát lại toàn bộ cơ sở đào tạo, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành trên toàn quốc.
Số lượng doanh nghiệp (DN) kinh doanh lữ hành ngày càng tăng nhanh. Nếu năm 2000, cả nước chỉ có trên 300 DN lữ hành quốc tế thì đến 2015, cả nước đã có 1.500 DN lữ hành quốc tế, trên 10.000 DN lữ hành nội địa.
Mặc dù có bước phát triển nhanh, nhưng theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch năm 2015, thì chỉ số về nguồn nhân lực và lao động du lịch của Việt Nam chỉ đứng thứ 55/141 quốc gia và vùng lãnh thổ, thua rất xa so với 3 nước trong ASEAN là Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Lãnh đạo Tổng cục Du lịch nhận định, chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của hội nhập AEC.
TS. Bùi Văn Danh, Trưởng bộ môn Quản trị tác nghiệp (Trường đại học Công nghiệp TP.HCM) cho biết, hiện việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực đào tạo nghề nói chung và nghề du lịch nói riêng còn quá nhiều bất cập, do chưa có định hướng cụ thể.
Khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động
Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Hanoitourist nhận định, lao động nghề du lịch sẽ chịu tác động và gặp nhiều thách thức khi hội nhập và triển khai MRA-TP, do trình độ chuyên môn, tay nghề, khả năng ngoại ngữ còn kém so với các nước xung quanh.
Đồng tình ý kiến này, ông Trịnh Cao Khải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cho rằng, Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động trẻ, làm việc chăm chỉ, tiếp thu nhanh, nhưng năng lực ngoại ngữ, giao tiếp chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo phân tích, trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng du lịch hiện chiếm 47,3% nhân lực được đào tạo, bằng 19,8% tổng nhân lực toàn ngành du lịch, trong khi nhân lực được đào tạo đại học và sau đại học chỉ chiếm 3,2% tổng nhân lực. Điều này cho thấy, công tác đào tạo nhân lực cấp cao trong ngành còn nhiều hạn chế.
Chuyển dịch nhân sự trong lĩnh vực du lịch sẽ là xu thế tất yếu khi MRA-TP có hiệu lực, điều này sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh đối với nhân lực du lịch Việt Nam. Nếu không kịp thời có định hướng về đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành cho lao động du lịch, thì có thể dẫn đến nguy cơ thất nghiệp hàng loạt.
Điều đáng quan ngại là, nhận thức của các DN du lịch Việt Nam về hội nhập AEC còn rất hạn chế. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore (ISEAS) về điều tra nhận thức và quan tâm của DN với AEC ở các quốc gia ASEAN (năm 2013) thì phần lớn DN du lịch Việt Nam rất thờ ơ với AEC. Cụ thể, có tới 76% hoàn toàn không quan tâm đến AEC, 63% nhận định, AEC không ảnh hưởng đến hoạt động của họ. Ông Lưu Đức Kế cho rằng, với nhận thức hời hợt như vậy, DN không thể lường được những hệ lụy.
PGS-TS Đào Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cho rằng, để có được đội ngũ nhân lực du lịch đủ năng lực làm việc theo các tiêu chuẩn ASEAN, cần nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo nghề du lịch, đặc biệt cần tăng cường liên kết đào tạo gắn với nhu cầu của các DN, địa phương, gắn với thực hành, thái độ làm việc, đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ.

-
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93% -
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% -
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ -
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03%, kéo CPI bình quân tăng chậm lại -
Tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,93%, cao nhất giai đoạn 2020-2025
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển