Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 27 tháng 11 năm 2024,
Nhận diện quan hệ buôn bán Việt Nam - ASEAN trước thềm AEC
Phương Ngọc Minh - 26/11/2015 08:16
 
Việc nhận diện quan hệ buôn bán Việt Nam - ASEN là cần thiết, bởi 2015 là năm thứ 20, Việt Nam gia nhập ASEAN và chỉ còn hơn 1 tháng nữa là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức ra đời.

So với toàn khu vực ASEAN

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đã đạt quy mô khá (chiếm 22%) từ năm 1994, khi Hoa Kỳ còn cấm vận đối với Việt Nam. Khi Việt Nam gia nhập ASEAN (năm 1995), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đã tăng khá (tăng 24,6%), nhanh chóng vượt qua mốc 1 tỷ USD. Năm 2014 so với năm 1994, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này đã cao gấp 21,5 lần, bình quân 1 năm đã tăng 16,6%.

Đó là những con số khá cao, trong điều kiện Việt Nam và các nước trong khu vực  có nhiều mặt hàng cùng chủng loại, có điều kiện tự nhiên và nhu cầu sử dụng tương đồng trong điều kiện sau cấm vận, Việt Nam đã mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều thị trường khác có điểm gốc để so sánh thấp hơn nhiều khi so sánh với khu vực ASEAN, nên có tốc độ tăng chung cao hơn (tương ứng cao gấp 37 lần và tăng 19,8%/năm).

.
.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN còn đạt quy mô lớn hơn (năm 1994 chiếm 29% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam). Năm 1995, khi Việt Nam gia nhập ASEAN, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực này đã đạt 2,378 tỷ USD, chiếm 29,2% tổng số, tăng tới 40,7% so với năm trước (cao hơn so với tốc độ tăng tương ứng của tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 39,2%).

Năm 2014 so với năm 1994, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN đã cao gấp 13,6 lần, bình quân 1 năm tăng 13,9%. Tỷ trọng của kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2014 là 15,6%, thấp hơn tỷ trọng năm 1995, nhưng cao hơn tỷ trọng tương ứng về xuất khẩu (12,7%).

Do nhập khẩu có quy mô luôn luôn lớn hơn xuất khẩu, nên trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và khu vực ASEAN, Việt Nam đã liên tục ở vị thế nhập siêu. Nhập siêu từ khu vực này ở mức khá cao, năm cao nhất đã lên đến trên 6 tỷ USD. Trong 10 tháng năm 2015, do xuất khẩu sang đây giảm (1,7%), nhập khẩu tăng (3,3%), nên nhập siêu đạt 4,24 tỷ USD, tăng so với mức nhập siêu của cùng kỳ năm trước (3,34 tỷ USD).

So với từng nước trong ASEAN

Các chỉ số thống kê cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2015, tại khu vực ASEAN, Thái Lan là nước có tổng kim ngạch xuất/nhập khẩu lớn nhất, chiếm 26,9%, tiếp đến là Singapore chiếm 22,83%, Malaysia chiếm 18,66%,

Indonesia chiếm 12,72%, Campuchia chiếm 7,95%, Lào chiếm 2,73%, Myanmar chiếm 1,03%, cuối cùng là Đông Timo chiếm 0,07%.

So với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang toàn khu vực, thì xuất khẩu sang Malaysia có quy mô lớn nhất, chiếm 19,92%, tiếp đến là Singapore chiếm 18,34%, Thái Lan chiếm 17,65%,

Indonesia chiếm 14,84%, Campuchia chiếm 13,19%, Philippines chiếm 10,73%, Lào chiếm 2,96%, Myanmar chiếm 2%, Đông Timo chiếm 0,26%,  cuối cùng là Brunei chiếm 0,2%.

Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này còn rất lớn khi so với tổng kim ngạch nhập khẩu của từng nước (chỉ bằng 3,5% của Philippines, bằng 2,9% của Indonesia, bằng 1,9% của Malaysia, bằng 1,4% của Thái Lan...).

Trong quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam ở vị thế xuất siêu với 5 nước, lớn nhất là với Campuchia, tiếp đến là Philippines, Indonesia, Myanmar, Đông Timo; Việt Nam ở vị thế nhập siêu với 5 nước, lớn nhất là Singapore, tiếp đến là Thái Lan, Lào, Malaysia, Brunei.

Số liệu 10 tháng năm 2015 cho thấy, nhập siêu từ Thái Lan vượt lên thứ nhất với gần 4 tỷ USD, từ Singapore trên 2,35 tỷ USD...; trong khi xuất siêu với Campuchia giảm 1,28 tỷ USD, Indonesia 114 triệu USD...

AEC có phải là chìa khóa vàng để hút FDI?
Dù không phải là nguồn cung vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, nhưng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) có thể sẽ mở cánh cửa để Việt Nam...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư