
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
-
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
-
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng
-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025
![]() |
Chung tay cùng khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 là công việc ưu tiên đang được các ngân hàng triển khai. Lãnh đạo Vietcombank cho hay, ngân hàng đã cùng khách hàng rà soát đánh giá các phương án sản xuất kinh doanh, cân đối tài chính, dòng tiền để có những tư vấn và hỗ trợ phù hợp cho khách hàng.
Tổng dư nợ của các khách hàng có gặp khó khăn tạm thời do bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được Vietcombank giữ nguyên nhóm nợ từ đầu năm đến nay là trên 8.200 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, nhiều trường hợp trong tổng số hơn 50.000 tỷ đồng dư nợ cho vay bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ được Vietcombank xem xét cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định.
Ngoài cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, Vietcombank cũng tiến hành giảm lãi suất cho khách hàng. Tổng số dư nợ các ngành,lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi COVID–19 được Vietcombank hỗ trợ, ưu đãi lãi suất thấp hơn 0,5% - 1,5% so với mặt bằng lãi suất chung đến nay đã lên tới trên 112.700 tỷ đồng.
Song song với đó, từ ngày 23/01/2020 đến nay, Vietcombank đã thực hiện giải ngân cho vay mới hơn 41.200 tỷ đồng góp phần hỗ trợ đáng kể cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và cân đối dòng tiền.
Trước đó, ngày 20/3/2020, Vietcombank đã ban hành 2 văn bản nội bộ hướng dẫn trong hệ thống về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi COVID-19 theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN.
Theo đó, các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được Vietcombank xem xét cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ phải đáp ứng 3 tiêu chí.
Thứ nhất, các khoản nợ có nguồn trả nợ đến từ các ngành /lĩnh vực bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 (du lịch, dịch vụ vận tải, nhà hàng, khách sạn…).
Thứ hai, doanh thu/thu nhập của khách hàng sụt giảm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo lịch trả nợ đã thoả thuận.
Thứ ba, phải có phương án phục hồi khả thi cho thấy khách hàng đủ khả năng trả nợ sau khi thực hiện cơ cấu…và một số tiêu chí khác theo hướng dẫn nội bộ của Vietcombank.
Phần dư nợ được cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ là phần dư nợ gốc và lãi đến hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch theo đúng quy định tại Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước.

-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên -
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce -
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao? -
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort