-
Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ -
Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được thẩm tra -
Chuyến công tác Trung Quốc của Thủ tướng chuyển tải nhiều thông điệp ý nghĩa -
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Phó Bí thư Xử ủy Trung Kỳ Nguyễn Trác -
Nghệ An: Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Dự kiến các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2024 nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội quyết định.. |
Cơ cấu nợ Chính phủ đến cuối năm 2024 tiếp tục được cải thiện theo hướng tích cực, dự nợ trong nước tăng lên, nợ nước ngoài giảm dần, Chính phủ cho biết trong báo cáo về tình hình nợ công vừa được gửi tới các vị đại biểu Quốc hội.
Theo báo cáo, dự kiến các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2024 nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội quyết định. Cụ thể nợ công/GDP ước thực hiện 36 - 37%. Nợ chính phủ 33 - 34%/GDP. Nợ nước ngoài của quốc gia/GDP 32 - 33%; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ 21 - 22%/thu ngân sách nhà nước. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia 8 - 9%/kim ngạch xuất khẩu.
Về cơ cấu, Chính phủ cho hay, nợ trong nước chiếm khoảng 76% dư nợ Chính phủ, trong đó chủ yếu là trái phiếu Chính phủ. Còn nợ nước ngoài ước chiếm khoảng 24% dự nợ Chính phủ, chủ nợ chủ yếu là các đối tác phát triển song phương và đa phương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á.
Danh mục nợ nước ngoài chủ yếu là các khoản vay ODA, vay ưu đãi đã ký có kỳ dài hạn, lãi suất ưu đãi.
Việc trả nợ của Chính phủ năm 2024 được thực hiện đầy đủ theo cam kết, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt – báo cáo nêu rõ.
Chính phủ cũng nhìn nhận một số hạn chế, như chi phí vay nước ngoài hiện đang cao hơn so với chi phí vay bình quân trong nước và tiềm ẩn rủi ro về biến động tỷ giá giữa đồng ngoại tệ/nội tệ. Giải ngân vốn đầu tư công vốn nước ngoài đạt thấp, ước giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng của cả nước đạt 47,29% kế hoạch, trong đó giải ngân vốn nước ngoài đạt 24,33% kế hoạch.
Theo Chính phủ thì những hạn chế trên do nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, các vướng mắc liên quan đến đầu tư công, đấu thầu vẫn chưa được xử lý triệt để, trong khi yêu cầu phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật trong nước đối với các thỏa thuận vay.
Với năm 2025 dự báo được Chính phủ đưa ra là đến cuối năm dư nợ công ở mức khoảng 36 - 37% GDP, nợ Chính phủ ở mức 34 - 35%, nợ nước ngoài 33 - 34%, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách khoảng 24%...
Dự kiến tổng nhu cầu vay của Chính phủ năm 2025 ở mức 815.238 tỷ dồng, tăng 20,6% so với kế hoạch vay của Chính phủ năm 2024. Trong đó, vay của ngân sách trung ương cho bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 804.242 tỷ đồng, tăng 21,9% so với dự toán năm 2024, còn lại là vay nước ngoài về cho vay lại.
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ được dự kiến khoảng 468.542 tỷ đồng, trong đó trả nợ gốc khoảng 361.142 tỷ đồng, trả nợ lãi khoảng 107.400 tỷ đồng.
Báo cáo cũng nêu các giải pháp tăng cường quản lý nợ công, trong đó có việc tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, sử dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, công cụ phù hợp, đúng quy định của pháp luật để đảm bảo hoàn thành mục tiêu huy động đủ nguồn vốn trong và ngoài nước cho nhu cầu của ngân sách nhà nước.
-
Chuyến công tác Trung Quốc của Thủ tướng chuyển tải nhiều thông điệp ý nghĩa -
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Phó Bí thư Xử ủy Trung Kỳ Nguyễn Trác -
Nghệ An: Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024 -
Nghệ An sẽ có 3 thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2030 -
Thủ tục hành chính khiến nhà đầu tư “đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh” -
Năm phút ở nghị trường -
Đại biểu Quốc hội: Còn một bộ phận cán bộ coi nhẹ việc chống lãng phí
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/11 -
2 Thống đốc: Sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa quy định để "big 4" ngân hàng được chủ động tăng vốn -
3 Quốc hội thảo luận toàn thể về kinh tế - xã hội, sửa một số luật về đầu tư -
4 Đón non-prefunding, công ty chứng khoán nào có lợi thế? -
5 Coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng đánh giá cán bộ
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon