![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/nguyenkythanh/2025/02/05/ngan-hang-nha-nuoc-dat-muc-tieu-tang-truong-tin-dung-khoang-16-nam-20251738757460.jpg)
-
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% năm 2025
-
Hội đồng Vàng Thế giới: Bất ổn sẽ làm tăng nhu cầu vàng năm nay
-
Vàng miếng SJC chạm mốc 91 triệu đồng/lượng, tỷ giá tại các ngân hàng hạ nhiệt
-
Xuân đến nhà, lộc đến tay - giao dịch ngay cùng DongA Bank
-
Thêm nhiều ngân hàng vào câu lạc bộ lợi nhuận nghìn tỷ đồng -
Bitcoin lại đánh rơi mốc 100.000 USD, nhà đầu tư giảm kỳ vọng Fed hạ lãi suất
Tăng từ quý đầu năm
Số liệu của Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho thấy, quý I/2017, các cân đối vĩ mô về cơ bản được đảm bảo, thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng tiếp tục được đảm bảo. Đến ngày 30/3/2017, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,52%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 4,03% so với đầu năm.
![]() |
. |
Trước đó, NHNN cho biết, đến ngày 23/3, tín dụng mới tăng 3,14% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ 2016 tăng 1,79%); tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, dư nợ tín dụng đối với những lĩnh vực này chiếm khoảng 80%. Như vậy, dòng vốn có sự chuyển biến khá lớn trong tuần cuối cùng của tháng 3/2017.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho hay, đến cuối quý I/2017, tổng huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố ước đạt gần 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với cuối năm 2016 và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến ngày 31/3/2017 ước đạt 1,52 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với cuối năm 2016 và tăng 19,15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo ông Minh, mặc dù tín dụng vẫn chủ yếu tập trung vào sản xuất, kinh doanh, song tỷ trọng trong tổng dư nợ đã thấp hơn so với trước đây. Hiện nay, tỷ lệ dư nợ cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chiếm 75 - 78%, so với trước đây là 80 - 83%.
Theo NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, thời gian gần đây, cơ cấu tín dụng có xu hướng thay đổi theo hướng dư nợ tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất (bất động sản, tiêu dùng và chứng khoán) tăng dần. Mặc dù tín dụng vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, song tỷ trọng trong tổng dư nợ đã thấp hơn so với trước đây.
Kiểm soát chặt chất lượng
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN xác định rõ các chủ trương, đề ra biện pháp cụ thể và có kế hoạch, lộ trình để thúc đẩy mạnh mẽ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý hiệu quả nợ xấu; mở rộng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, người dân phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; không tăng lãi suất, tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay; đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm, không để dồn lại những tháng cuối năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được giao nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo Chương trình Hành động đã được Chính phủ ban hành tại Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 21/2/2017, gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao mức sống của người dân.
![](https://baodautu.vn/templates/themes/images/quote_open.gif)
![](https://baodautu.vn/templates/themes/images/quote_close.gif)
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa để tăng trưởng tín dụng một cách ồ ạt, mà thiếu sự kiểm soát. Ngược lại, để kiểm soát được rủi ro nợ xấu và hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, Chính phủ và NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chất lượng tín dụng.
Mức room tín dụng NHNN cấp cho các ngân hàng trong năm nay là 14 - 15%, khác với năm trước, lên mức kịch trần 18% ngay từ đầu năm và sau đó, ngân hàng sử dụng hết room có thể trình NHNN xem xét xin nới thêm. Sở dĩ NHNN có sự kiểm soát và chủ động ngay từ đầu năm nhằm kiểm soát tín dụng đối với một số lĩnh vực nhạy cảm, như bất động sản, để hạn chế rủi ro và quyết định “gìm cương” hay tiếp tục “nới lỏng” nhằm sớm chấn chỉnh phù hợp hơn.
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng, để kiểm soát được dòng tiền vào bất động sản cũng như tránh tình trạng xì hơi thì không nên dùng nguồn tiền ngân hàng hỗ trợ các chủ đầu tư, mà đòi hỏi phải có vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp, đồng thời chỉ tập trung cho cá nhân có thu nhập ổn định mua nhà. Đó cũng là lý do để NHNN giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của ngân hàng theo quy định tại Thông tư 06/2016/TT-NHNN, nhằm kiểm soát chặt tín dụng vào thị trường bất động sản.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/chicong/2017/04/04/infographic-tang-truong-tin-dung-quy-i2017-cao-nhat-6-nam1491294816.jpg)
-
Xuân đến nhà, lộc đến tay - giao dịch ngay cùng DongA Bank -
Thêm nhiều ngân hàng vào câu lạc bộ lợi nhuận nghìn tỷ đồng -
Bitcoin lại đánh rơi mốc 100.000 USD, nhà đầu tư giảm kỳ vọng Fed hạ lãi suất -
Giá vàng nhẫn lần đầu vượt 90 triệu đồng/lượng -
Chúng tôi mong muốn chung tay xây dựng Việt Nam phát triển bền vững -
BIDV được tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 1.238 tỷ đồng -
Thủ tướng: Ngân hàng cần nghiên cứu chính sách ưu đãi phát triển nhà ở xã hội
-
Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
-
Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
-
Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
-
Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
-
Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank