
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
-
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
-
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái
Cụ thể, thu nhập lãi thuần của ACB quý 1/2021 tăng 35,7% với mức đạt 4.640 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối lần lượt tăng 68,7% và 37,3%, đem về 625 tỷ đồng và 196 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong kỳ này lãi thuần từ mảng chứng khoán kinh doanh tăng đột biến lên 114 tỷ đồng, cao gấp gần 8 lần so cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, mảng chứng khoán đầu tư lại không gặp nhiều khả quan khi lãi thuần từ hoạt động này giảm mạnh 86% xuống 48,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh khác cũng giảm tới 39,2% xuống 49 tỷ đồng.
Kết quả, tổng thu nhập ACB quý 1/2021 đạt hơn 5.675 tỷ đồng, tăng 29,6%. Đồng thời, ACB còn cắt giảm được 16,7% chi phí hoạt động so với cùng kỳ. Nhưng trong quý này ACB tăng mạnh trích lập gần 606 tỷ đồng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gấp 6,5 lần cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, ACB vẫn báo lãi trước và sau thuế tăng 61% và 62% so cùng kỳ, đạt hơn 3.204 tỷ đồng và hơn 2.483 tỷ đồng.
![]() |
Tính đến ngày 31/03/2021, tổng tài sản của ACB đạt mức gần 449.515 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm 2021. Tiền gửi tại NHNN tăng 22%, đạt 20.2032 tỷ đồng; cho vay các tổ chức tín dụng khác giảm 35%, đạt 5.454 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng nhẹ 4% so đầu năm nay, đạt 324.311 tỷ đồng…Trong khi đó, quy mô huy động tiền gửi khách hàng lại giảm nhẹ 0,3% xuống 352.218 tỷ đồng.
Đến cuối quý 1/2021, tổng nợ xấu của ACB tăng 61% so với đầu năm nay, lên mức hơn 2.954 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 40%, nợ nghi ngờ tăng 94% và nợ có khả năng mất vốn tăng 53%.
Kết quả kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0,6% lên 0,92%. Đó cũng là lý do ACB đã mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro trong quý đầu năm 2021.
ĐHCĐ thường niên năm 2021 của ACB diễn ra ngày 6/4 vừa qua, với các chỉ tiêu đều tăng trưởng, như tổng tài sản tăng 10%, tiền gửi khách hàng và tín dụng đều tăng 9%.
Lợi nhuận trước thuế khoảng 10.602 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với kết quả năm 2020. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 8.482 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Dự kiến sau khi trích lập các quỹ cho năm 2021, ACB sẽ còn hơn 7.009 tỷ đồng và sẽ dùng gần 6.755 tỷ đồng để chia cổ tức cho năm 2021 với tỷ lệ 25% bằng cổ phiếu.
Còn cổ tức năm 2020 được ĐHCĐ thông qua dùng 5.404 tỷ để chia cổ tức bằng cổ phiếu tăng vốn, tức tỷ lệ 25%. Nhờ đó, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 21.615 tỷ đồng lên 27.019 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành việc tăng vốn điều lệ là quý 3/2021.
Chốt phiên giao dịch ngày 23/4, giá cổ phiếu ACB đứng ở mức 33.400 đồng/cổ phiếu, với khối lượng giao dịch trên 6,6 triệu đơn vị.

-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên -
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce -
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort