-
Bất động sản An Gia bị phạt vì tự ý thay đổi phương án sử dụng vốn -
Chủ chuỗi nhà hàng Gogi, Manwah đột ngột “lật kèo” trả cổ tức -
Công ty cổ phần Chương Dương: Đặt mục tiêu đột phá -
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần
Tập đoàn Đua Fat muốn chuyển sàn sang HoSE năm 2022
Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của Đua Fat (Nguồn: Tài liệu Đại hội đồng cổ đông). |
Trong năm 2022, Tập đoàn Đua Fat đặt kế hoạch tổng doanh thu 1.533,7 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 26 tỷ đồng, lần lượt tăng 17,4% và giảm 19,6% so với thực hiện trong năm 2021. Thêm nữa, trong năm 2021, công ty dự kiến không trả cổ tức và năm 2022 tiếp tục không trả cổ tức.
Trong năm 2022, công ty đặt kế hoạch phấn đấu hoàn thành kế hoạch đưa cổ phiếu DFF niêm yết trên sàn HoSE. Thêm nữa, công ty dự kiến đầu tư 150 tỷ đồng và dự án Cảng Ninh Bình
Điểm đáng chú ý, công ty dự kiến thay đổi kế hoạch sử dụng vốn từ đợt chào bán riêng lẻ huy động 400 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch sử dụng vốn cũ dùng 150 tỷ đồng thanh toán/tạm ứng mua Sà lan tự nâng 90M; 136 tỷ đồng trả nợ vay ngân hàng; 64 tỷ đồng thanh toán cho các nhà thầu phụ; và 50 tỷ đồng thanh toán/tạm ứng mua Sà lan tự nâng 40M.
Kế hoạch sử dụng vốn mới, công ty dùng 250 tỷ đồng thanh toán/tạm ứng cho các nhà thầu phụ; và 150 tỷ đồng thanh toán/tạm ứng mua Sà lan tự nâng 90M.
Lý do điều chỉnh do phát sinh các hợp đồng thầu phụ có thời hạn tạm ứng, thanh toán gấp phù hợp với thời gian giải ngân số tiền thu được từ đợt chào bán.
Được biết, ngày 14/03/2022, DFF đã hoàn thành việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ để nâng vốn điều lệ từ 400 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng.
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, Tập đoàn Đua Fat ghi nhận doanh thu giảm 0,3% so với cùng kỳ về 166,69 tỷ đồng và lỗ 6,85 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 1,43 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 14,6% về chỉ còn 13,7%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 6,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 1,58 tỷ đồng về 22,79 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 13,8%, tương ứng tăng thêm 2,58 tỷ đồng lên 21,33 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 33%, tương ứng tăng thêm 1,7 tỷ đồng lên 6,85 tỷ đồng; lợi nhuận khác ghi nhận âm 1,48 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 1,3 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp - chi phí tài chính - chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), quý I/2022, Công ty ghi nhận lỗ 5,39 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 0,47 tỷ đồng.
Như vậy, hoạt động kinh doanh chính của công ty không đủ bù đắp chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp dẫn tới lỗ trong quý đầu năm.
Thêm nữa, với việc ghi nhận lỗ 6,85 tỷ đồng trong quý đầu năm, công ty còn cách rất xa kế hoạch lãi 26 tỷ đồng trong năm 2022.
Không những ghi nhận lỗ, trong quý đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính còn ghi nhận âm 340,7 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 26,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 630,98 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 874,7 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ và phát hành thêm cổ phiếu.
Như vậy, trong kỳ công ty đã huy động vốn vay, phát hành cổ phiếu riêng lẻ bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh chảy vào các khoản phải thu, tồn kho và phục vụ mở rộng đầu tư tài sản cố định.
Được biết, Tập đoàn Đua Fat đã trải qua 4 năm dòng tiền kinh doanh và dòng tiền đầu tư âm liên tục, công ty liên tục huy động dòng tiền tài chính để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh và mở rộng đầu tư. Trong đó, dòng tiền âm kỷ lục năm 2020 với giá trị 152,09 tỷ đồng. Như vậy, trong quý đầu năm, công ty đã ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục.
Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của Tập đoàn Đua Fat tăng 27% so với đầu năm lên 3.368,8 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.401,4 tỷ đồng, chiếm 41,6% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 1.027 tỷ đồng, chiếm 30,5% tổng tài sản; tồn kho đạt 742,7 tỷ đồng, chiếm 22% tổng tài sản và các tài sản khác.
Điểm đáng lưu ý, trong quý I/2022, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 64,9% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 551,3 tỷ đồng lên 1.401,4 tỷ đồng; tồn kho tăng 52,1%, tương ứng tăng thêm 254,4 tỷ đồng lên 742,7 tỷ đồng và đây chính là hai khoản mục tăng mạnh dẫn tới dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục.
Ngoài ra, tính tới cuối quý I/2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 54,5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 624,7 tỷ đồng lên 1.771,4 tỷ đồng và chiếm 52,6% tổng nguồn vốn.
Như vậy, trong quý đầu năm, công ty đẩy mạnh tăng vay nợ, phát hành 400 tỷ đồng cổ phiếu riêng lẻ, dòng tiền này có xu hướng chạy mạnh vào các khoản phải thu ngắn hạn và tồn kho.
Cơ cấu trả trước cho người bán ngắn hạn tăng đột biến (Nguồn: BCTC). |
Trong đó, công ty có thuyết minh trả trước cho người bán ngắn hạn có dấu hiệu tăng đột biến từ 35,98 tỷ đồng lên 687,2 tỷ đồng, tức tăng 651,22 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là 446,89 tỷ đồng Công ty TNHH TM và Cơ khí Chế tạo TVL; 42,4 tỷ đồng Công ty TNHH MTV 189; 30 tỷ đồng Công ty TNHH MTV Long Hải; 21,4 tỷ đồng Công ty TNHH XNK TMD …
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/6, cổ phiếu DFF giảm 300 đồng về 25.600 đồng/cổ phiếu.
-
Vinpearl kỳ vọng ngày trở lại không xa -
Bất chấp kiện tụng chống bán phá giá, lợi nhuận Thực phẩm Sao Ta vẫn tăng 20% -
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần -
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
CEO Bất động sản Phát Đạt đăng ký bán toàn bộ hơn 1,4 triệu cổ phiếu PDR
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam