-
Chubb Life được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ vinh danh vì đóng góp nổi bật cho cộng đồng -
KAMEREO chốt thương vụ 7,8 triệu USD vòng gọi vốn Series B -
Sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer bị điều tra tại Indonesia -
BCG Land và Keppel Mall Management ký kết hợp tác ở lĩnh vực bán lẻ -
Ước thu hàng chục nghìn tỷ đồng từ thuế tối thiểu toàn cầu -
Tạo bước nhảy với “săn” và giữ chân người tài
Tháng 6/2023, Lực lượng Đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) đã đưa Việt Nam vào Danh sách giám sát tăng cường (còn gọi là Danh sách Xám), đồng thời đưa ra 17 khuyến nghị hành động đối với Việt Nam để giải quyết các thiếu hụt trong cơ chế phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tuy nhiên, nếu không có sự thay đổi về khung pháp lý, gồm cả nội dung về chủ sở hữu hưởng lợi, thì FATF có thể xem xét đưa Việt Nam vào Danh sách Đen. Điều này sẽ ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh và nền kinh tế. Theo đó, khu vực tư nhân sẽ chịu nhiều tác động nhất. Những biện pháp này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động hiệu quả của hệ thống tài chính và gián tiếp ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia.
Với quyết tâm đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách Xám, ngày 23/2/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch Hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền truy cập kịp thời vào các thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật về chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân (và thỏa thuận pháp lý nếu phù hợp) và áp dụng các biện pháp xử lý một cách phù hợp, hiệu quả, tương xứng và có tính chất răn đe đối với các hành vi vi phạm, thời hạn hoàn thành là tháng 5/2025.
Triển khai nhiệm vụ này, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa tổ chức buổi tọa đàm lấy ý kiến việc bổ sung quy định về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp vào Luật Doanh nghiệp, với sự tham dự của đại diện các đơn vị chuyên môn.
Mục đích của việc xây dựng quy định về thu thập thông tin chủ sở hữu hưởng lợi là tìm ra cá nhân cuối cùng thực sự kiểm soát, chi phối hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hoàn thiện quy định này sẽ góp phần nâng xếp hạng về phòng, chống rửa tiền của Việt Nam và làm minh bạch, lành mạnh hóa môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư, góp phần ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm rửa tiền.
Theo nghiên cứu, tổng hợp của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, các quy định pháp lý và cơ chế thu thập thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu của Bộ chỉ số đánh giá về Môi trường kinh doanh mới của Ngân hàng Thế giới (WB), các tổ chức quốc tế (IMF, UN, OECD) đưa vào các tài liệu, văn kiện và tuyên bố, thỏa thuận quốc tế có liên quan.
Hiện có khoảng 90/160 nền kinh tế có quy định về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp. Về mặt khái niệm, điểm chung là phần lớn các quốc gia xác định ngưỡng sở hữu vốn chủ sở hữu cụ thể xác định chủ sở hữu thực sự của pháp nhân là từ 10 - 25%, ngoài ra còn đề cập quyền kiểm soát, chi phối hoặc quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, việc sửa đổi, bổ sung quy định về chủ sở hữu hưởng lợi là rất cần thiết, không chỉ phục vụ mục đích phòng chống rửa tiền. “Chúng ta hội nhập sâu rộng, không thể không chấp hành, tuân thủ”, ông Đức nói.
Ông Đức cho biết, vấn đề chủ sở hữu hưởng lợi đã được nêu trong một số văn bản luật, hiệp định hợp tác giữa Việt Nam với một số quốc gia trước đây. Tuy nhiên, khi tiến hành sửa đổi Luật Doanh nghiệp nhằm bổ sung vấn đề này vào thời gian tới, cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ các khái niệm về chủ sở hữu công ty.
Theo cam kết của Chính phủ Việt Nam, thời hạn hoàn thành việc sửa đổi pháp lý là tháng 5/2025. Song thời gian sửa luật phải thực hiện theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội với nhiều quy trình theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, đa phần cộng đồng doanh nghiệp còn xa lạ với khái niệm này, vì vậy, việc luật hóa các yêu cầu về thu thập thông tin chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp cần được truyền thông đầy đủ để việc triển khai được hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, có thể cân nhắc việc sửa vấn đề mang tính nguyên tắc trong luật, sau đó sửa kỹ hơn trong các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, nên tập trung vào 2 vấn đề, đó là cơ quan quản lý nhà nước cần làm gì và doanh nghiệp cần làm gì, để từ đó xây dựng các quy định cụ thể.
-
Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay mới phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
EVNGENCO1 tăng tốc về đích kế hoạch sản lượng điện được giao -
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD sau 11 tháng năm 2024 -
Công ty Thủy điện Đồng Nai hoàn thành sản lượng điện năm 2024 -
Thương mại Việt - Mỹ 11 tháng năm 2024 đạt gần 123 tỷ USD -
TKV tăng cường phối hợp thực hiện hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất -
“Tân binh” 35 tuổi và chiến lược giá thông minh để bứt phá doanh số thương mại điện tử
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025